Tôi bị tình nghi về tội trộm cắp tài sản, vào thời điểm nhà đó bị mất tài sản tôi đang đi uống café tại quán cùng người khách mua hàng của tôi và đó là bằng chứng ngoại phạm của tôi, tuy nhiên khi cơ quan điều tra yêu cầu ngươi khách kia lên làm nhân chứng thì anh ta không đến cũng không báo lí do. Việc người kia từ chối làm nhân chứng theo yêu cầu của cơ quan điều tra đó có bị xử lí không?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Về trường hợp của bạn, người làm chứng trong trường hợp này được chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và giải quyết vụ việc,xác minh tội phạm đó là cơ quan điều tra. Tuy nhiên người khách kia đã không thực hiện yêu cầu chỉ định người anh ta là người làm chứng và cũng không trình báo lí do chính đáng cho việc từ chối và vắng mặt đó của anh ta.

Tại khoản 1- Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nêu rõ về nghĩa vụ của người làm chứng:

 Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

Theo đó, việc người khách kia được chỉ định yêu cầu làm người làm chứng sẽ không phụ thuộc vào việc người đó có muốn hay không mà do ý chí của cơ quan có thẩm quyền, khi đã được chỉ định thì việc đến theo yêu cầu triệu tập và cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc là nghĩa vụ của người đó.

Nếu người khách kia vắng mặt mà không có lí do bất khả kháng thì theo quy định tại khoản 5 - Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sẽ bị xử lí theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 :

Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.”

Người khách đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 383. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu:

1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, nếu người khách kia không có lí do bất khả kháng mà không thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng, từ chối việc khai báo và cung cấp thông tin vụ việc thì sẽ bị xử lí, truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi từ chối khai báo theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer