Xét xử lưu động là một thuật ngữ thường thấy khi Tòa án nhân dân mở phiên tòa lưu động, công khai xét xử với những vụ án hình sự như:“Mua bán trái phép chất ma túy” hay “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” …Vậy theo quy định pháp luật, có phải tất cả các vụ án hình sự được đưa ra xét xử lưu động hay không? Để giải đáp vướng mắc nêu trên, Luật Sao Việt xin gửi tới bạn đọc bài viết sau đây:

Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, xét xử lưu động là gì?

Hiện nay, khái niệm xét xử lưu động chưa được quy định cụ thể trong bất kì văn bản nào. Tuy nhiên, xét xử lưu động được hiểu là hoạt động xét xử công khai tại địa điểm khác ngoài trụ sở tòa án. Các địa điểm thường được chọn để mở phiên tòa lưu động như trụ sở ủy ban nhân dân, nhà văn hóa, quảng trường, sân vận động…những nơi có khoảng trống rộng thuận lợi cho việc diễn ra phiên tòa và người dân có thể tham gia.

Thứ hai, trường hợp nào được xét xử lưu động?

Tương tự như hoạt động xét xử tại Tòa án, xét xử lưu động đảm bảo các nguyên tắc cốt lõi theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015:

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Từ quy định nêu trên, dựa theo tính chất, đặc điểm, hoạt động xét xử hiện nay được phân loại thành xét xử kín và xét xử công khai. Điều đó có nghĩa là loại trừ các trường hợp buộc phải xét xử kín như:

-Liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc

- Bảo vệ người dưới 18 tuổi

- Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự

Với các trường hợp còn lại, Tòa án đều có thể ra quyết định xét xử lưu động. Với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho mọi người dân, đồng thời mang tính răn đe, ngăn ngừa trong phòng chống tội phạm, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, việc xét xử lưu động lợi thì ít mà hại thì nhiều. Bởi lẽ, ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hơn thế, xét xử lưu động vô tình gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người phạm tội, gia đình, làm cản trở con đường hoàn lương của người phạm tội, khiến họ ám ảnh khó có thể đối diện với cuộc sống sau này.

Bài viết liên quanQuy định xét xử kín đối với các vụ việc xâm hại tình dục trẻ vị thành niên

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer