Tôi là một thợ xây dựng, hôm vừa rồi tôi có sửa lại mái nhà cho khách, trong lúc sửa tôi có bất cẩn làm rơi thanh gỗ rơi vào người ông C đang đi vào định hỏi đường khiến ông C vỡ đầu và gãy xương vai. Do không có tiền đền theo yêu cầu của nhà ông C, nên 2 bên muốn nhờ pháp luật giải quyết. Vậy theo quy định thì tôi sẽ bị xử lí như thế nào?

Nguồn ảnh: Internet

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trong trường hợp của anh, do sự thiếu cẩn thận trong quá trình làm việc nên dẫn đến hậu quả gây thương tích cho ông C. Hành vi đó của anh là do lỗi vô ý, tuy nhiên để lại hậu quả thương tích cho ông C thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 2015:

- Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Nhưng để khởi tố về tội danh này thì cần phải có kết luận giám định về tỷ lệ thương tích của ông C, nếu nằm trong khoảng định mức truy cứu do pháp luật quy định thì anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn không thì sẽ chịu mức bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Như vậy, trường hợp xác định trách nhiệm và mức bồi thường trong trường hợp của anh phụ thuộc vào kết luận giám định thương tích của ông C, nhưng để tránh những tranh chấp không đáng có thì hai bên có thể lựa chọn giải hòa và bồi thường theo thỏa thuận sẽ tối ưu hơn rất nhiều.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer