Hỏi:  Anh Lưu Kiếm Phong hỏi: Tháng 2 vừa qua tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã ra bản án buộc anh Nguyễn Tiến Đại phải trả cho tôi 100 triệu đồng (đã bao gồm cả gốc và lãi ) theo Hợp đồng vay giữa hai bên. Sau khi bản án có hiệu lực, anh Đại không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tôi, khất lần suốt mặc dù tôi được biết anh còn có tiền cho người khác vay. Do đó, tôi đã làm đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án (ngày 20/5/2014). Tuy nhiên cán bộ phụ trách vụ việc của tôi lại là cháu gọi bằng cậu của anh Đại. Vậy tôi có thể yêu cầu đổi chấp hành viên được không, tôi không tin anh Đại lại không nhờ cán bộ giúp.

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:
Việc bạn có đặt nghi vấn đối với sự công tâm của Chấp hành viên trong trường hợp này không phải là không có căn cứ. Anh Đại là người không trung thực, không tự giác thực hiện nghĩa vụ Để Chấp hành viên – người có mối quan hệ họ hàng với anh Đại tham gia tổ chức thi hành án là không khách quan, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người được thi hành án là bạn. Theo quy chế nghề nghiệp thì thủ trưởng cơ quan thi hành án phải biết điều này về không được cử chấp hành viên đó tham gia tổ chức thi hành án vụ việc của bạn.
Đây là một trong những điều cấm đối với chấp hành viên được quy định tại Điều 21 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014.
Cụ thể:
“ Điều 21. Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật”.
 
Do đó, trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của mình bạn hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án đổi Chấp hành viên thụ lý tổ chức việc thi hành án.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật TNHH Sao Việt, nếu bạn có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 19006243
 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer