Bố mẹ tôi có một căn nhà 2 tầng ở quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian trước không may mẹ tôi qua đời và không để lại di chúc. Phận làm con, chúng tôi đều rất thương bố nên tất cả anh em đã họp bàn và thống nhất từ chối nhận phần di sản liên quan đến căn nhà, để cho bố tôi hoàn toàn đứng tên căn nhà đó. Sau này, bố tôi quen với một người phụ nữ và định tặng lại căn nhà cho người này. Chúng tôi rất buồn, hơn nữa đây lại là căn nhà kỷ niệm của 2 bố mẹ nên chúng tôi muốn giữ lại để sau này con cháu về tụ họp. Vậy xin hỏi có cách nào lấy lại phần nhà thuộc quyền thừa kế mà trước đây anh em chúng tôi đã từ chối hay không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, căn nhà thuộc sở hữu chung của bố mẹ bạn, khi mẹ bạn mất không để lại di chúc thì:

+ ½ căn nhà thuộc quyền sở hữu của bố bạn

+ ½ căn nhà sẽ trở thành di sản thừa kế của mẹ bạn, được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự 2015) gồm: bố bạn, bạn và các anh chị em ruột, ông bà ngoại (nếu còn sống)

Thứ hai, bạn và các đồng thừa kế đã làm thủ tục từ chối nhận di sản liên quan đến căn nhà, đồng thời để bố bạn hoàn toàn đứng tên căn nhà đó:

+ Anh em bạn đã thực hiện quyền từ chối nhận di sản: Theo điều 620 Bộ luật Dân sự quy định về việc từ chối nhận di sản, theo đó người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Người khác ở đây có thể là người để lại di sản hoặc bất kỳ người thứ ba nào. Đó là những nghĩa vụ như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ cấp dưỡng…

Cũng theo Điều 620 BLDS 2015, điều kiện để việc từ chối nhận di sản có hiệu lực gồm từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết, Thời điểm từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

+ Bố bạn hoàn toàn đứng tên căn nhà, có ý định tặng lại căn nhà cho người khác: Theo thông tin bạn trình bày, anh em bạn đã từ chối nhận di sản để bố hoàn toàn đứng tên căn nhà . Vì vậy nếu căn nhà đã được chuyển giao quyền sở hữu cho bố bạn theo đúng quy định pháp luật thì đương nhiên bố bạn có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo quy định tại điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 => Việc bố bạn lập Hợp đồng tặng cho căn nhà cho người khác là hoàn toàn hợp pháp trừ trường hợp bị bố bạn bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối hoặc lập hợp đồng tặng cho khi ốm yếu không đủ tỉnh táo, minh mẫn.

+ Về việc thay đổi ý, muốn lấy lại phần di sản đã từ chối nhận trước đó: Bạn đọc tham khảo tại Có được đổi ý sau khi đã từ chối nhận di sản

Theo đó, Bộ luật dân sự hiện hành không có quy định nào cho phép người thừa kế thay đổi ý chí sau khi đã làm thủ tục từ chối nhận di sản. Có thể hiểu khi một văn bản từ chối nhận di sản đáp ứng các điều kiện có hiệu lực thì người thừa kế không có quyền thay đổi ý chí của mình.

Như vậy, bạn và các đồng thừa kế không thể lấy lại phần căn nhà của mẹ nếu việc từ chối thừa kế đúng quy định pháp luật + giao dịch tặng cho của bố bạn có hiệu lực pháp luật. Gỉa sử hợp đồng tặng cho của bố bạn có hiệu lực thì chỉ khi nào việc từ chối di sản rơi vào một trong các trường hợp sau thì anh em bạn mới có thể lấy lại phần căn nhà là di sản thừa kế của mẹ mà anh em bạn đã từ chối trước đó:

+ Không được lập thành văn bản

+ Không tự do ý chí, tức từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đối với trường hợp này cần phải chứng minh được sự không tự do ý chí của mình

+ Không gửi văn bản từ chối đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

+ Thời điểm từ chối nhận di sản thể hiện sau thời điểm phân chia di sản.

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer