Công ty TNHH A có kí hợp đồng vay của Công ty tôi do tôi là chủ và cũng là người đại diện công ty một số tiền là 2 tỷ VNĐ trong thời hạn là 6 tháng, nay đã quá hạn đến 4 tháng rồi mà tôi chưa nhận được hồi đáp mặc dù đã gửi thư và liên lạc với công ty TNHH A để thu hồi nợ, theo thông tin mà tôi được biết thì hiện giờ do khủng hoảng nên công ty TNHH A mất khả năng chi trả, vậy tôi có thể làm đơn khởi kiện công ty TNHH A và lấy lại số tiền nợ không?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Đối với trường hợp của anh, công ty TNHH A có thể đã mất khả năng chi trả khoản nợ, trong hợp đồng thời hạn vay là 06 tháng nhưng công ty TNHH A đã quá hạn 04 tháng và bên anh cũng có động thái liên hệ với công ty A với mục đích thỏa thuận để giải quyết số nợ nhưng không có hồi âm. Trong trường hợp này thì anh có thể nộp đơn lên Tòa án yêu cầu tuyên bố công ty TNHH A phá sản, vì theo quy định của Luật phá sản 2014 thì:

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản gồm:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

- Người lao động, công đoàn;

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên…;

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán

Sau khi Tòa án có bản án quyết định về việc tuyên bố phá sản với công ty TNHH A thì vấn đề tài sản của công ty TNHH A sẽ do Tòa án giải quyết và phân chia đồng đều cho các chi phí nợ còn tồn động của công ty TNHH A theo thứ tự như sau:

Thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Như vậy, đối với trường hợp của anh thì hãy nên cố gắng liên hệ và thỏa thuận với bên công ty TNHH A để có thể thu hồi nhiều nhất phần nợ còn nếu giải quyết bằng pháp lý thì có khả năng phần nợ thu hồi lại sẽ không nhiều. Khi công ty TNHH A vẫn đủ khả năng chi trả nhưng cố tình không trả thì anh hãy khởi kiện vụ án dân sự về hành vi cố ý vi phạm thỏa thuận hợp đồng và yêu cầu bên công ty TNHH A phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 



Từ Khóa ,
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer