Tôi sống tại nông thôn nên việc gia đình nào cũng chăn nuôi gia súc đã quá quen thuộc. Nếu mỗi nhà chỉ nuôi 1-2 con thì không có vấn đề gì, thế nhưng mới đây hàng xóm nhà tôi lại quyết định nuôi lợn để làm kinh tế, họ xây chuồng trại và nhập gần chục con lợn về nuôi. Họ xây chuồng xa khu nhà ở nhưng lại không xây đường ống nước thải mà chỉ đào 1 rãnh nước đổ ra sông nên mùi hôi thối rất kinh khủng. Tôi đã sang nhắc nhở nhưng gia đình họ vẫn thế, con trai họ còn viện lý do nước thải chảy ra rãnh nước ở đất của họ, không chảy sang nhà tôi nên tôi không có quyền ý kiến. Thật sự tôi không thể chịu nổi, tôi muốn hỏi có thể kiến nghị cơ quan nào giải quyết vấn đề này? Xin cảm ơn.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn  bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hàng xóm của bạn hiện đang chăn nuôi gần chục con lợn, ở mức độ này thì đây vẫn chỉ là quy mô chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nông hộ cũng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của luật định, cụ thể:

1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Như vậy, việc xử lý chất thải chăn nuôi cũng là nghĩa vụ của người chăn nuôi. Theo quy định tại Điều 60 Luật chăn nuôi 2018 thì việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

- Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Đối với trường hợp của bạn, mặc dù đã có đường nước thải nhưng hàng xóm của bạn 

Trường hợp, hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu về chăn nuôi mà gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị xử lý theo quy định tại Điều 31 Nghị định 41/2021/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.”

Như vậy, nếu không thể thỏa thuận với hàng xóm về vấn đề này, bạn có thể khiếu nại lên Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn để yêu cầu xử lý.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer