Tuần trước tôi có việc phải về quê, khi đang di chuyển trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, xe ô tô của tôi bất ngờ bị một nhóm thanh niên ném gạch đá vào. May mắn là đá không trúng vào kính mà chỉ sượt qua xe. Tôi rất bức xúc, lo lắng vì việc ném đá như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người lái và gây thiệt hại tài sản. Vậy với những hành vi này, pháp luật quy định như thế nào? Người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý ra sao?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Trên thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ em, thanh thiếu niên “ngịch dại” đã vô tình (cố ý) ném gạch, đá hoặc các vật thể khác vào phương tiện đang lưu thông trên đường. Điều đáng nói là tình trạng này không chỉ diễn ra trên các tuyến đường bộ thông thường mà còn xảy ra hàng loạt trên các đoạn đường cao tốc – nơi mà các phương tiện lưu thông với tốc độ tương đối cao, mật độ xe dày đặc. Chỉ cần một tác nhân nhỏ bất ngờ cũng có thể khiến tài xế phanh gấp, mất lái dẫn đến tai nạn giao thông.

Dưới góc độ pháp luật, hành vi ném đá vào các phương tiện đang lưu thông là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra, cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đá vào phương tiện đang lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời người vi phạm còn phải bồi thường các thiệt hại (nếu có).

Trách nhiệm hành chính :

Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Điểm b Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị xử phạt như sau:

+ Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

+ Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Trách nhiệm hình sự:

Thực hiện hành vi ném gạch đá vào các phương tiện giao thông, nếu nghiêm trọng, người vi phạm còn có thể bị truy cứu TNHS về một trong các tội như:

+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS 2015):“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật...."

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015): Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 nămNgười nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;..."

Trách nhiệm dân sự: Nếu phát sinh thiệt hại trên thực tế, người gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại BLDS 2015. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường…, trường hợp hai bên không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện ra Tòa.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại xảy ra, người thực hiện hành vi ném gạch, đá vào các phương tiện đang lưu thông có thể bị xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng hoặc bị truy cứu TNHS, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer