Tư Vấn Luật Dân Sự

Ngày 14/2/2021 tôi có mua một mảnh đất ở Thạch Bàn (Long Biên), đã cọc tiền 150 triệu nhưng không lập hợp đồng mà chỉ có giấy biên nhận tiền. Sau đó một thời gian thì bên bán không làm được sổ đỏ do không đủ điều kiện tách thửa nên chủ nhà đàm phán muốn trả tiền cọc cho tôi. Tuy nhiên tiền cọc tôi phải vay ngân hàng, từ đó đến nay tôi đã phải đóng bao nhiêu tiền lãi suất, tôi muốn yêu cầu người bán phải trả cả khoản tiền lãi của số tiền cọc từ lúc nhận cọc đến bây giờ nhưng họ không chịu.

Cho tôi hỏi: Bố tôi dành dụm được một khoản tiền muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng hiện giờ ông đang điều trị bệnh, việc đi lại, di chuyển khá khó khăn. Nếu vậy bố tôi có thể ủy quyền cho tôi gửi tiết kiệm tại ngân hàng thay ông được không? Thủ tục như thế nào?

Em quen một số người bạn đang làm việc tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,…Thấy ở bên đấy nhiều mặt hàng gia dụng, đồ điện tử cũ như nồi cơm, lò vi sóng, ti vi… và cả quần áo cũ chất lượng vẫn còn rất tốt nên em muốn nhờ các bạn mua rồi gửi về Việt Nam để em bán thì có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp em!

Tôi cầm xe cho một người quen, có ký hợp đồng đàng hoàng. Đến hạn tôi đến chuộc lại xe thì người ta đòi tôi phải thanh toán thêm 30 triệu tiền chi phí bảo quản, gửi xe ô tô trong thời gian cầm xe thì mới trả xe. Trong hợp đồng không nói đến khoản tiền này, tôi thấy vô lý nên không đồng ý, nhưng bên giữ xe nói cái này là do luật định nên ko cần thỏa thuận trong hợp đồng cũng có thể yêu cầu. Tôi muốn hỏi luật sư là theo pháp luật có quy định phải trả tiền bảo quản như vậy không?

Các doanh nghiệp khi đưa hàng hóa mình sản xuất vào thị trường đến tay người tiêu dùng đã phải trải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt để đạt chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa không thể tránh khỏi sự cố khiến hàng hóa bị lỗi hoặc không đảm bảo chất lượng. Vậy các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm bị lỗi sẽ có trách nhiệm như thế nào đối với người tiêu dùng?

Bà nội cho chồng tôi một mảnh đất trên thị trấn để mở quán bán hàng (có giấy tặng cho do bà viết). Tuy nhiên không may mấy hôm sau bà bị bệnh và đột ngột qua đời, chúng tôi vẫn chưa kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Sau đó một tháng, tôi cầm giấy tặng cho đến Văn phòng đăng ký đất đai để sang tên thì bị từ chối với lý do bà nội đã chết nên hợp đồng tặng cho bị vô hiệu. Xin hỏi cán bộ văn phòng đăng ký đất đai trả lời như vậy có đúng không?

Bố tôi đã mất từ lâu, đến năm ngoái mẹ tôi bị bệnh nên cũng qua đời, khi mất bà không để lại di chúc phân chia tài sản. Lúc sinh thời, vì thương tôi là anh cả phải nghỉ học sớm để đi làm phụ mẹ nuôi các em nên bà đã cho tôi một mảnh đất ở trong làng (tôi đã làm thủ tục

Chồng tôi là cháu đích tôn nên được bà nội cho một mảnh đất, việc tặng cho đã được lập thành lập đồng và công chứng tại văn phòng công chứng gần nhà. Khoảng một tuần sau, con gái nuôi của bà từ nước ngoài về chơi, thấy cô khó khăn nên bà đổi ý muốn lấy lại đất

Bố tôi mất vì Covid 19, ông qua đời đột ngột nên không để lại di chúc. Con cháu chúng tôi đã họp lại phân chia di sản thừa kế của bố và cũng đã công chứng văn bản thỏa thuận này. Tuy nhiên, được vài hôm thì em trai tôi đổi ý, muốn nhường lại suất thừa kế cho cháu. Tôi muốn hỏi vậy có hủy được văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế sau khi đã công chứng hay không?

Thông thường, người lao động khi không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội và đáp ứng được những điều kiện nhất định sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người lao động không được nhận BHXH một lần, cụ thể như sau:

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer