Chào Luật sư. Bố tôi là trẻ mồ côi được ông nhận làm con nuôi . Ngoài bố tôi là con nuôi, ông còn có 2 người con ruột khác. Năm 2017 bố tôi không may gặp tai nạn giao thông và đã không qua khỏi. Năm 2020, ông mất, không để lại di chúc hay bất kỳ giấy tờ phân chia tài sản nào, tài sản của ông để lại gồm có 1 căn nhà và 8 sào vườn trồng cây ăn quả . Xin hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng thừa kế thay bố tôi đối với phần tài sản mà ông để lại hay không?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Liên quan đến quyền thừa kế thế vị của con nuôi, Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 652 và Điều 653 như sau:

+ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) .

+ Quyền thừa kế thế vị được đặt ra trong trường hợp : con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Có thể thấy trong điều luật quy định về quyền thừa kế thế vị không hề có sự phân định rạch ròi giữa cháu nuôi hay cháu ruột, cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi. Điều đó cũng có nghĩa rằng: đối với phần di sản của cá nhân để lại, bất kể là con (con đẻ, con nuôi) của con đẻ hay con (con đẻ, con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản cũng đều được hưởng thừa kế thế vị. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật quy định tại Điều 610 Bộ Luật dân sự: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Hơn nữa, theo tiểu mục 4 Mục II Công văn SỐ 64/TANDTC – PC ngày 03/4/2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính thì : “…Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị.”

=> Bản chất của thừa kế thế vị là việc hưởng thay phần di sản của cha hoặc mẹ được hưởng nếu còn sống. Đối chiếu với trường hợp của bạn, bố bạn được ông nhận làm con nuôi nên sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015) , do đó nếu còn sống bố bạn sẽ được hưởng một phần di sản tương đương với con đẻ. Vì vậy, trong trường hợp này, dù bạn là con nuôi hay con ruột của bố thì bạn đều có quyền hưởng thừa kế thế vị đối với phần di sản mà ông để lại.

Ở một khía cạnh khác, sự quy định chung chung của điều luật dẫn đến việc có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền thừa kế thế vị đối với con nuôi. Có quan điểm cho rằng thừa kế thế vị xét trên tổng thể về quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó, nếu không tồn tại một trong hai quan hệ nêu trên thì không được thừa kế thế vị. Chi tiết tại :

Con nuôi có phải người thừa kế thế vị khi cha mẹ nuôi mất không?

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer