Tôi là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Tháng 7/2018 tôi nhận cầm đồ một chiếc xe ô tô mới với giá 300 triệu đồng, kèm theo giấy đăng ký xe bản photo có công chứng của UBND xã nơi tôi sống, trong giấy đăng ký thể hiện xe chính chủ. Người cầm đồ hẹn đến tháng 10/2018 sẽ chuộc lại xe.

Sau này, người cắm xe trốn đi địa phương khác sống và không có ý định lấy lại chiếc xe đã cầm cố đấy. Tôi được biết người cầm xe đang nợ tiền ngân hàng là khoản vay để trả cho chính chiếc xe ô tô cầm ấy và hiện ngân hàng đang giữ giấy tờ gốc của xe. Giờ đã quá thời gian cầm cố trong hợp đồng và tôi muốn bán xe ô tô nói trên thì phải làm như thế nào?

Hình ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi, Luật sư Sao Việt tư vấn như sau:

Theo quy định ở khoản 2 Điều 314 Bộ luật dân sự 2015 thì bạn là bên nhận cầm cố tài sản và có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý tài sản cầm cố là chiếc xe ô tô phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng giấy tờ gốc của xe hiện nay ngân hàng đang giữ nên về mặt pháp lý bạn không thể thực hiện việc bán chiếc xe đó một cách hợp pháp, bởi trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp. Do đó, dù bạn có bán được chiếc xe ô tô cho ai khác thì rủi ro cao có thể bị xử lý bảo đảm cho khoản nợ ở ngân hàng nếu nghĩa vụ trả nợ của chủ sở hữu chiếc xe chưa được hoàn thành.

Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp ngân hàng không cần có sự đồng ý của ngân hàng nếu thuộc các trường hợp sau:

- Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;

- Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình. 

Do đó, nếu chủ sở hữu chiếc xe tiến hành việc chứng thực giấy tờ đăng ký xe tại UBND xã bạn đang ở thì cũng rất có thể việc cầm cố tài sản được thực hiện trước khi đăng ký thế chấp, nếu đúng như vậy thì bạn là bên thứ ba ngay tình đã thực hiện giao dịch hợp pháp. Ngoài ra, bạn không nói hoặc không biết việc đăng ký thế chấp chiếc xe ra sao nên theo những quy định trên, bạn cần xem xét việc đăng ký thế chấp đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục và theo quy định như chúng tôi đã nói ở trên như không. Nếu đăng ký thế chấp không đầy đủ các thông tin mô tả chính xác số khung và số máy thì bạn cũng có thể xử lý tài sản cầm cố theo thỏa thuận của hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

Nếu trong trường hợp việc đăng ký thế chấp được thực hiện trước khi bạn và chủ sở hữu xe ký hợp đồng cầm cố tài sản việc đăng ký thế chấp một cách hợp pháp thì bên cầm cố tài sản phải có nghĩa vụ báo cho bên bạn về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (ở đây là ngân hàng), trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của ngân hàng đối với tài sản cầm cố là chiếc ô tô đó.

Còn nếu bạn không được người cầm cố báo hoặc khi ký hợp đồng cầm cố tài sản mà bạn không biết chiếc ô tô đang bị thế chấp tại ngân hàng thì cũng có thể là người cầm cố tài sản đã có hình vi, dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, bạn cần xem xét rất rõ các vấn đề như chúng tôi đã nêu trên hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn của luật sư để có thể được tư vấn chính xác hơn, đảm bảo quyền, lợi ích của mình.

Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896

E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer