Bác tôi đang đi xe máy trên đường thì tự nhiên có một con chó chạy qua; bị rơi vào tình huống bất ngờ, không kịp xử lý nên bác tôi đã bị ngã, chiếc xe máy bị vỡ phần yếm, còn bác tôi chỉ bị xây xước qua loa.Tôi muốn hỏi trong trường hợp này bác tôi có được yêu cầu bồi thường không và chủ vật nuôi có thể bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc dẫn dắt quản lý súc vật phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

+ Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

+ Không được thả rông súc vật trên đường bộ

Thứ hai, trách nhiệm của chủ vật nuôi, người dẫn dắt, điều khiển xúc vật vi phạm quy định Luật giao thông đường bộ:

Nếu chủ vật nuôi, người dẫn dắt, điều khiển xúc vật vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm hành chính: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ứng với mỗi hành vi vi phạm, mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

1, Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

+ Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

+ Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

+ Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

2, Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

3, Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự được đặt ra cho chủ vật nuôi, người dẫn dắt, người điều khiển phương tiện khi họ không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn nêu trên dẫn đến hệ lụy gây tai nạn giao thông, làm thiệt hại đến tính mạng,sức khỏe, tài sản của cá nhân khác.

Khi đó, tùy từng trường hợp cụ thể, cá nhân có vật nuôi, người dẫn dắt vật nuôi có thể bị truy cứu TNHS về một trong các tội như:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS 2015)

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;...

+ Tội vô ý làm chết người ( Điều 128 BLHS 2015):

“ Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm…”

Bên cạnh đó, chủ sở hữu, người quản lý còn phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định tại Điều 603 BLDS 2015:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu nguyên nhân gây ra tai nạn của bác bạn là do người quản lý vi phạm quy định, thả rông vật nuôi trên đường, dẫn đến tai nạn giao thông thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận dựa trên các khoản chi phí bù đắp thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được hoặc bên gây thiệt hại cố tình trốn tránh, không thực hiện bồi thường thì bị hại có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều vụ việc tai nạn xảy ra nhưng chủ vật nuôi phủ nhận trách nhiệm, không đứng ra nhận khiến cho việc bồi thường thiệt hại cũng như việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer