Cả gia đình tôi 3 thế hệ sống chung trong căn nhà 150m2 ba mẹ tôi mua từ những năm 90. Nhưng vì vay tiền làm ăn cho anh tôi mà ba mẹ thế chấp căn nhà để vay nợ. Anh tôi làm ăn thua lỗ rồi không trả được, bị kiện và giờ nhà ở duy nhất của gia đình tôi bị kê biên, cưỡng chế thi hành án. Tôi được biết có quy định không được cưỡng chế tài sản là nhà ở duy nhất tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, vậy trường hợp của gia đình tôi thì có bị cưỡng chế thi hành án không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Đúng là tại Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ-CP có quy định về những loại tài sản không được kê biên, trong đó có bao gồm:

1. Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.

…”

Tuy nhiên, theo quy định tại Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi năm 2014 quy định về kê biên nhà ở thì:

“1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.

2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.

…”

Như vậy, trong trường hợp anh bạn và gia đình không có tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án thì vẫn bắt buộc phải kê biên căn nhà dù đó là nhà ở duy nhất của cả gia đình. Ngoài ra, trường hợp quy định tại Điều 19 Nghị định 166/2013 nêu trên là nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình nhưng phải có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú. Căn nhà của ba mẹ bạn không nằm trong trường hợp này.

Về việc cưỡng chế giao nhà đối với trường hợp căn nhà là chỗ ở duy nhất của gia đình, theo quy định tại  Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc cưỡng chế giao nhà ở như sau:

“5. Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.”

Như vậy, đối với trường hợp của gia đình bạn, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà anh bạn và gia đình không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên sẽ trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm.

Đối với số tiền còn nợ, anh bạn vẫn phải có nghĩa vụ tiếp tục trả cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -           
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer