Tình huống: Bác tôi muốn mua nhà ở Việt Nam, nhưng hiện tại bác tôi là người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, do tình hình covid nên không về được. Bây giờ bác tôi muốn ủy quyền cho tôi mua nhà ở Việt Nam cho bác, Luật sư cho tôi hỏi tôi có mua nhà hộ bác tôi được không? Tôi phải thực hiện thủ tục gì?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Sao Việt, câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

1. Quyền mua nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Theo quy định tại Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài".

- Các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở năm 2014 quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:“…Người Việt Nam định cư ở nước ngoài…”,

Căn cứ khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở như sau:

Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Đồng thời theo quy định tại Điều 8 Luật nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau :

1. Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Vậy theo quy định nêu trên, bác bạn thuộc diện được mua nhà ở thì sẽ được quyền sở hữu đất và nhà ở gắn liền với đất đó.

Nếu không về được Việt Nam để làm thủ tục nhận chuyển nhượng nhà ở thì có thể ủy quyền cho người khác ở Việt Nam đại diện thay cho mình để là thủ tục nhận chuyển nhượng nhà ở đó.

2. Việc ủy quyền được thực hiện như sau:

Tại khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

Trong trường hợp này, người ủy quyền ở nước ngoài không về Việt Nam được, nên Hợp đồng ủy quyền này cần phải được công chứng tại hai nơi khác nhau.

Người ủy quyền có thể ra cơ quan Đại sứ quán của Việt Nam ở tại nước đó để công chứng hợp đồng ủy quyền bên nước ngoài trước, sau đó gửi về Việt Nam để người nhận ủy quyền ở Việt Nam tiếp tục mang hợp đồng ủy quyền này đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để được công chứng một lần nữa.

  • Khi đến Đại sứ quán làm hợp đồng ủy quyền thì cần xuất trình giấy tờ sau:

+ Hợp đồng ủy quyền

+ Bản sao hộ chiếu hoặc CMND/CCCD của người ủy quyền

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ khẩu của người được ủy quyền tại Việt Nam (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam);

Lưu ý : Hợp đồng ủy quyền và các giấy tờ liên quan cần thêm 01 bản photocopy để lưu tại Đại sứ quán.

Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định thì người nhận ủy quyền có thể tiến hành thủ tục công chứng nhận chuyển nhượng căn nhà đó theo đúng quy định.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer