Vợ chồng tôi thế chấp mảnh đất của gia đình để vay vốn ngân hàng mở rộng kinh doanh, chỉ thế chấp đất không thế chấp nhà. Ngân hàng thẩm định mảnh đất giá 3,5 tỷ. Nay vì không thanh toán được nên ngân hàng xử lý tài sản thế chấp, số nợ tổng cả lãi, phạt của vợ chồng tôi hiện là 2,8 tỷ. Vậy nếu ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm là mảnh đất xong còn thừa tiền chênh lệch cả giá trị căn nhà trên đất thì vợ chồng tôi có được nhận lại tiền thừa không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau: 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn chỉ thế chấp mảnh đất, không thế chấp căn nhà trên mảnh đất đó, tuy nhiên theo quy định tại Điều 325 Bộ luật dân sự 2015 về việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì:

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, nếu vợ chồng bạn vừa có quyền sử dụng đất đồng thời cũng là chủ sở hữu căn nhà thì khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm sẽ xử lý cả căn nhà là tài sản gắn liền với đất, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác, ví dụ thỏa thuận chỉ xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, không xử lý cả tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp vợ chồng bạn đứng tên đất nhưng chủ sở hữu nhà là người khác thì khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm, chủ sở hữu nhà ở được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình.

Về việc xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”

Như vậy, tiền bán tài sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản thế chấp; sau khi thanh toán cho bên ngân hàng đủ nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) thì số tiền còn thừa sẽ được trả lại cho bạn.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer