Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Vậy trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có được yêu cầu cấp dưỡng cho con hay không?

Ảnh minh họa: Internet

1. Sống chung như vợ chồng nhưng không kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý?

Căn cứ theo quy định tại Khoản b, d Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2001/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn trước ngày 03/01/1987 theo khoản 2 Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quan hệ hôn nhân trường họp này thì được pháp luật công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Từ sau ngày 03/01/1987 mà nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không được pháp luật công nhận.

Như vậy, việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng sau ngày 03/01/1987 mà không đăng kí kết hôn thì sẽ không có giá trị pháp lý và không được công nhận.

Vậy trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng đã có con chung nhưng không tiếp tục chung sống với nhau thì có được yêu cầu cấp dưỡng cho con không?

2. Yêu cầu cấp dưỡng cho con

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn.

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."

Điều 107 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Như vậy, khi nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn, mặc dù luật pháp không thừa nhận qua hệ hôn nhân giữa hai người nhưng họ vẫn có quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Khi đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt : "khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”. Tuy nhiên, nếu người con đã thành niên nhưng rơi vào trường hợp khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha, mẹ vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer