Chào Luật sư. Bạn trai em lái xe taxi không may gây tai nạn cho người khác, bị tuyên phạt 14 tháng tù giam. Nếu vậy em có thể đăng ký kết hôn được không?Thủ tục như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, người đang chấp hành hình phạt tù không bị hạn chế quyền đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 44 Bộ Luật Hình sự 2015, công dân đang chấp hành hình phạt tù có thể bị tước quyền ứng cử, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân và không đề cập đến quyền kết hôn. Điều đó có nghĩa là cá nhân được quyền đăng ký kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù.

“Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.”

Thứ hai, người chấp hành hình phạt tù thực hiện việc đăng ký kết hôn như thế nào:

Khi thực hiện đăng ký kết hôn, công dân phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục đăng ký kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hộ tịch như sau:

Đáp ứng các điều kiện kết hôn:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
( Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính)

- Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như : Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Có mặt khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn:

“Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn…”- Điều 18 Luật Hộ tịch 2014

“Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt”  – Khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP

Tuy nhiên người đang chấp hành hình phạt tù không đáp ứng điều kiện có mặt khi đăng ký kết hôn: cụ thể theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2020, người đang chấp hành hình phạt tù không được trích xuất ra ngoài để thực hiện việc kết hôn mà chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định.

Có thể thấy, mặc dù pháp luật không hạn chế việc đăng ký kết hôn với người đang chấp hành hình phạt tù nhưng việc đăng ký kết hôn trong trường hợp này cũng không có khả năng thực hiện trên thực tế. Chỉ khi cá nhân chấp hành xong hình phạt tù mới có thể thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer