Tôi nghe nói nhiều tỉnh thành yêu cầu cách ly đối với những người ở xa về quê ăn Tết, vì vậy tôi muốn xin nghỉ Tết sớm để đưa vợ con về quê, chẳng may phải đi cách ly thì vẫn kịp thời gian đón Tết cùng gia đình. Vậy có cách nào nghỉ Tết sớm mà vẫn được hưởng nguyên lương không?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Những ngày Tết đang cận kề, bên cạnh các chế độ về lương ,thưởng thì thời gian nghỉ Tết cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành  yêu cầu người trở về từ những vùng có nguy cơ phải cách ly để đảm bảo phòng chống dịch. Chính bởi điều đó, nhiều người lao động đang làm ăn xa mong muốn được nghỉ Tết sớm để kịp đoàn viên cùng gia đình.

Thông thường, mỗi đơn vị, doanh nghiệp có thể quyết định phương án nghỉ Tết riêng cho người lao động dựa trên quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất của Bộ lao động thương binh và xã hội. Trường hợp muốn nghỉ Tết sớm hơn/ kéo dài thời gian nghỉ Tết, người lao động có thể đề xuất, thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương. Vậy khi nào người lao động nghỉ Tết sớm mà vẫn được hưởng nguyên lương?

Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm:“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, để được nghỉ Tết sớm mà vẫn hưởng nguyên lương, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc gộp ngày nghỉ phép hằng năm vào nghỉ Tết. Trường hợp năm cũ còn dư ngày nghỉ/đã nghỉ hết số ngày phép của năm trước thì có thể thỏa thuận xin cộng dồn sang năm sau hoặc nghỉ trước phép của năm sau.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer