Tình trạng doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động hiện nay diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong trường hợp NLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc không thông báo trước. Tuy nhiên, sai phạm trong việc phá vỡ hợp đồng của người lao động không đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động được phép cầm giữ sổ BHXH của người lao động. Pháp luật bảo vệ người lao động bằng các quy định trách nhiệm trả sổ BHXH cho người lao động là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện khi hai bên chấm dứt quan hệ lao động. 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ bao gồm:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả….”

Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng nêu rõ trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ là phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo  quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP vừa ban hành ngày 17/01/2022.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các giấy tờ bản gốc đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, NSDLĐsẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội (theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nếu gặp phải trường hợp này, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi lên với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được xử lý.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer