Ngoại trừ 5 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP (bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến; Người kinh doanh lưu động; Người kinh doanh thời vụ; Người làm dịch vụ có thu nhập thấp) thì cá nhân muốn thực hiện hoạt động kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
Tham khảo thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
https://saovietlaw.com/thanh-lap-doanh-nghiep-1/thu-tuc-thanh-lap-ho-kinh-doanh-moi-nhat-2021/
https://saovietlaw.com/bieu-mau-doanh-nghiep-1/mau-giay-de-nghi-dang-ky-ho-kinh-doanh-nam-2025/
Lưu ý về thuế đối với hộ kinh doanh:
Cá nhân sau khi đăng ký hộ kinh doanh phải đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT ngày 18/04/2023.
Hộ cá nhân kinh doanh sẽ phải chịu 3 loại thuế - phí bao gồm: Lệ phí môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân.
1. Lệ phí môn bài:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm đối tượng phải nộp lệ phí môn bài (theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP về các trường hợp miễn thuế thì lệ phí môn bài được miễn trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:
+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Vì vậy, hộ kinh doanh tuy thuộc đối tượng phải chịu thuế môn bài nhưng trong năm đầu thành lập thì sẽ được miễn thuế môn bài.
Lưu ý:
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
Nếu đăng ký kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu đăng ký kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
2. Thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Các quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Theo đó, Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), thuế TNCN theo phương thức kê khai hoặc thuế khoán.
a) Đối với phương thức kê khai:
Phương pháp này được áp dụng đối với các hộ kinh doanh quy mô lớn hoặc hộ kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Hộ kinh doanh quy mô lớn là hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên bao gồm:
+ Hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên.
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Đối với phương pháp kê khai, hộ kinh doanh phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo hướng dẫn tại Thông tư 88/2021/TT-BTC (Trừ trường hợp kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán).
Công thức tính thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, cụ thể như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
b) Đối với phương pháp khoán:
Phương pháp này được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Hộ khoán khai thuế theo năm, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
Hộ khoán sẽ không phải thực hiện chế độ kế toán mà sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
3. Thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh
a) Phương pháp kê khai
Các trường hợp áp dụng tương tự như đối với thuế Giá trị gia tăng dành cho hộ kinh doanh.
Lưu ý: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.
b) Phương pháp khoán
Áp dụng theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC), các trường hợp áp dụng tương tự như đối với thuế Giá trị gia tăng dành cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hay còn gọi là Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán.
Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì thực hiện nộp thuế theo thông báo.
Trường hợp khai thuế theo năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước liền kề; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
c) Nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập:
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh được quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC, áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm: kinh doanh lưu động;chủ thầu xây dựng tư nhân; Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”; Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần p
=================================================================================
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Tp. Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com