Chị Thương: Tôi và chồng tôi có tài sản chung là quyền sử dụng đất và căn nhà 03 tầng trên đất. Tôi có hai người con trai, một đứa sinh năm 1990 và một đứa sinh năm 1998. Bây giờ vợ chồng tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con sau khi vợ chồng tôi qua đời. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết phải lập như thế nào mới hợp pháp, do đó, chúng tôi cần tư vấn việc lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật.

                                                                   Nguồn ảnh: Internet.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Sao Việt, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Các hình thức của di chúc bao gồm:

+ Di chúc miệng;

+ Di chúc viết tay (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng)

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng chứng thực.

Trong các hình thức di chúc trên thì bạn nên lựa chọn hình thức lập di chúc được công chứng để đảm bảo tính hợp pháp, người nhận di sản, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được thuận tiện, mất ít thời gian, công sức và tiền bạc, không phải chứng minh bất cứ điều gì về tính hợp pháp của di chúc với cơ quan nhà nước.

Căn cứ Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”

Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc

“Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.”

Thủ tục lập di chúc có công chứng chứng thực:

B1: Lập di chúc

B2: Công chứng di chúc (điều 636 BLDS 2015)

- Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã.

- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND xã ghi chép lại nội dung mà người đã lập di chúc công bố.

- Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

+ Lưu ý đảm bảo mặt pháp lý của di chúc có công chứng:

- Về hình thức: Phải đảm bảo các yếu tố theo quy định của pháp luật về di chúc theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (điều 630)

- Về nội dung: Phải đảm bảo về mặt nội dung quy định tại điều 639 Bộ luật dân sựu 2015,

- Hồ sơ: (Di chúc; Bản sao giấy tờ tuỳ thân; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường di chúc liên quan đến tài sản đó; Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định).

Vướng mắc:

- Đối với tài sản chưa được công nhận là hợp pháp như chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, tài sản hình thành trong tương lai... không công chứng được.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer