Tôi có một khoản cho vay 7 tỷ từ năm 2016 đến nay đã quá hạn 3 năm nhưng người vay vẫn không trả. Vì người vay là chỗ quen biết với bố mẹ tôi nên tôi cũng không thể đòi tiền theo kiểu cạn tình cạn nghĩa, tuy nhiên qua thông tin từ bạn bè, tôi cũng được biết người vay tiền không chỉ vay một mình tôi mà đã nợ nần khắp nơi rồi. Tôi đang có ý định bán khoản nợ này cho công ty mua bán nợ, bản thân tôi bây giờ cũng xác định lấy lại được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Bác tôi đang trên đường đi làm về thì không may một chiếc xe tải chở hàng bất ngờ nổ lốp sau, gãy đinh ốc khiến bánh xe bị văng ra gây thương tích cho các phương tiện đang lưu thông gần đó trong đó có cả bác tôi. Vì là sự cố xảy ra không ai mong muốn nên sau đó, bác tôi cũng chỉ yêu cầu chủ phương tiện chi trả một phần tiền thuốc thang, tiền sửa chữa chiếc xe.
Ông nội tôi mất cách đây 3 năm. Trước khi mất, ông chỉ kịp nói với bà rằng đã lập một bản di chúc phân chia đất đai cho các con cháu mà chưa kịp nói vị trí để bản di chúc. Sau khi ông mất, mọi người trong gia đình tôi đã cố gắng tìm bản di chúc nhưng không thấy, vì vậy khoảng 1 năm sau đó các chú đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế của ông.
Tôi về quê chơi và không may bị một thanh niên điều khiển xe máy đâm vào. Hai bên không thống nhất được số tiền bồi thường nên tôi đã khởi kiện ra Tòa. Đến nay đã có quyết định của Tòa án về việc chủ phương tiện phải bồi thường cho tôi số tiền 50 triệu đồng chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng nhưng anh ta vẫn trốn tránh,
Hiện nay, bố mẹ của người gây tai nạn đang quản lý căn nhà và tài sản của họ, nhưng họ không chấp hành việc thi hành án. Từ ngày xảy ra tai nạn đến nay, họ chỉ gửi tôi 20 triệu tiền viện phí sau đó trốn biệt. Tôi muốn hỏi nếu người đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án mà cố chấp đến cùng không thực hiện yêu cầu trao tài sản để thi hành án thì họ có phải chịu trách nhiệm gì với pháp luật không, có cách nào xử phạt họ không? Tôi phải làm sao để nhanh chóng lấy được tiền bồi thường?
Tôi có tranh chấp hợp đồng với đối tác, hai bên đã thống nhất hòa giải tại Tòa, tuy nhiên để thuận lợi cho hai bên thì tôi muốn thực hiện hòa giải ngoài trụ sở Tòa án. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi các chi phí cần có để thực hiện hòa giải ngoài trụ sở của Tòa. Tôi xin cảm ơn.
Sáng hôm qua, tôi mượn tạm xe máy của bác hàng xóm để đi lấy hàng (do xe tôi bị hỏng). Vì đi đường không để ý nên tôi đã rẽ vào đường ngược chiều, và bị cảnh sát giao thông dừng xe.
Hiện nay có không ít trường hợp người mua, bán đất tìm cách “lách luật” để giảm bớt các chi phí khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc “chuyển nhượng chui” vì không đủ điều kiện mua bán. Thường gặp nhất là tình trạng “cải trang” hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hợp đồng ủy quyền. Những tưởng được lợi trước mắt nhưng thực tế người mua đất thông qua hợp dồng ủy quyền sẽ phải dối mặt với hàng loạt rủi ro pháp lý.
Tôi thế chấp một ngọn đồi trồng cây lâu năm để đầu tư vào ao cá. Sau đó, có một người bạn muốn thuê lại ngọn đồi của tôi để trồng cây xen kẽ, tôi đã đồng ý. Tuy nhiên khi bên nhận thế chấp biết việc tôi cho thuê lại ngọn đồi thì không đồng ý và đòi tôi phải trả thêm 50% tiền từ việc cho thuê. Tôi muốn hỏi việc tôi cho thuê lại có cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp không và tiền cho thuê có phải trả một phần cho người nhận thế chấp không?
1, Các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá