Dân Sự

Ông Phạm Đình Lạn và ông Hoàng Văn Phố là hai hộ liền kề nhau. Nay do ông Lạn và ông Phố muốn xây tường ngăn giữa hai khu đất của hai gia đình, ông Lạn thì nói là xây tường chung trên danh giới giữa hai nhà, ông Phố thì nói là ông không có nhu cầu xây tường ngăn, ông Lạn muốn xây thì xây trên đất nhà ông Lạn và tự bỏ mọi chi phí. Hỏi pháp luật có quy định về giải quyết vấn đề trên như thế nào không?

Ông Nguyễn Văn Năm ở phường Ô Chợ Dừa hỏi. Bà An ở gần nhà tôi đã đào một hố vôi ở ngay sát nhà tôi làm nứt tường nhà tôi. Khi tôi sang nhà bà An yêu cầu bà lấp hố vôi để đảm bảo an toàn cho gia đình tôi, nhưng bà An nhất định không chịu lấp và nói rằng "tôi chỉ đào hố vôi trong đất nhà tôi" không động gì đến nhà ông. Vậy trong trường hợp này pháp luật có quy định gì để đảm bảo quyền lợi cho người dân ?

Nhà bà Lan và bà Tỵ chung nhau một bức tường rào trên ranh giới giữa hai nhà. Sau này bà Lan đã tự ý đục tường rào đó để làm cửa sổ thông gió sang nhà bà Tỵ rất bất tiện trong sinh hoạt gia đình nhà bà Tỵ. Khi bà Tỵ sang yêu cầu bà Lan bịt lỗ của sổ thông gió đấy thì bà Lan nói là không hề lấn chiếm đất nhà bà Tỵ bức tường này ngày trước tôi bỏ tiền ra xây tôi có quyền đục. Hỏi pháp luật giải quyết như thế nào về vấn đề trên?

Năm 2006 anh mua của bà Tư một mảnh đất đằng sau nhà bà Tư. Đến năm 2007 bà Tư xây tường bịt lối đi chung nên anh không có lối đi ra vào nhà mình, khi anh sang nhà bà Tư yêu cầu bà Tư để cho anh một lối để anh ra vào nhà vì đấy là lối duy nhất có thể ra vào nhà được. Nhưng bà Tư Đáp là "trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhà đất cho anh không hề có phần đất dành cho lối đi". Hiện tại anh vẫn phải chui rào nhà hàng xóm để vào nhà mình.

Anh Trần Trung Kiên ỏ làng Ngọc Hà hỏi: Tôi mua nhà và đất của anh Hưng ở cùng làng, khi anh Hưng ở thì đường dây điện của nhà anh Hưng được chạy qua sân nhà ông Nguyễn Gia Lượng. Đến khi tôi về ở thì ông Lượng không cho dây điện của nhà tôi chạy qua nhà ông nữa, tôi sang nhà ông Lượng để nói mong ông thông cảm thì ông Lượng nói là "trước kia anh Hưng ở đây tôi quý anh Hưng nên đã để cho dây điện chạy qua, nay tôi không thích anh nên tôi không muốn để dây điện nhà anh chạy qua.

háng 8 năm 2009 anh Hoàng Ngọc Long vay của anh Nguyễn Trọng Quản 100 triệu đồng và hẹn đến tháng 8 năm 2013 sẽ trả. Nhưng đến tháng 8 năm 2013 anh Quản đòi tiền thì anh Long nói là đang dồn vốn vào làm ăn; anh của anh Long là anh Phước đứng lên bảo lãnh và cam kết rằng đến tháng 2 năm 2014 anh sẽ trả đủ cho anh Quản. Nhưng cho đến tháng 3 năm 2014 anh Long cũng không có khả năng thanh toán cho anh Quản số tiền trên.

Tôi dùng 1 cuốn sổ tiết kiệm (chưa đến hạn được rút tiền) để cầm cố, vay vốn ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu phải có sự đồng ý của vợ tôi bằng văn bản hoặc phải ký cùng tên hợp đồng vay vốn có đúng không?

Chị Nguyễn Thị Dung vay của chị Vũ Thị Tường Anh 200 triệu đồng, khi vay chị Dung có thế chấp cho chị Tường Anh một căn nhà (hợp đồng này có được công chứng). Đến thời điểm phải trả nợ chị Dung không có khả năng thanh toán, chị Tường Anh làm đơn khởi kiện chị Dung ra Toà.

Năm 2009, vợ chồng anh Chúc, chị Bảo nhận thế chấp nhà đất của mẹ con bà Tám để cho vay 17 chỉ vàng có giấy thế chấp được UBND xã xác nhận. Hai bên thống nhất nếu quá 1 năm kể từ ngày ký giấy (11/08/2009), mẹ con bà Tám không có tiền chuộc nhà thì anh Chúc chị Bảo được quyền sở hữu nhà đất. Đến nay đã quá thời hạn cam kết trả nợ từ lâu, nhưng mẹ con bà Tám không trả.

Tháng 1/2011 Bà Lê Thu Nhàn đứng lên làm bảo lãnh cho bà Lê Thu Phương vay của tôi 50 triệu đồng, với lãi suất 2%/tháng hạn đến tháng 8/2011 sẽ trả (việc này giữa chúng tôi có lập hợp đồng và có công chứng xác thực). Nay bà Phương vỡ nợ không có khả năng thanh toán. Vậy tôi có quyền yêu cầu bà Nhàn thanh toán thay cho bà Phương được không?

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer