Bà Nguyễn Thị Thoa ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hỏi: Vợ chồng con gái tôi đã ly hôn, cháu Phạm Minh Tú là con chung của hai người được Toà án xử cho ở với con gái tôi. Năm nay cháu Tú đã 18 tuổi, cháu có hộ khẩu thường trú tại phường Ô Chợ Dừa (là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hai mẹ con). Do hoàn cảnh con gái tôi thường xuyên phải đi công tác, cho nên cháu Tú đã sang ở hẳn với tôi (bà ngoại của cháu).
Anh Lê Trung Hiếu có hộ khẩu thường trú tại thị xã Hải Dương đăng ký kết hôn với chị Nguyễn Thu Hà có hộ khẩu thường trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hiện tại anh Hiếu và chị Hà đã có nhà riêng và đăng ký tạm trú ở phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Vậy nơi cư trú của anh Hiếu chị Hà được xác định như thế nào?
Anh Ngô Ngọc Sơn là chủ một chiếc tầu vận tải được đăng ký tại thành phố Hạ Long. Hiện tại anh Sơn đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố Hạ Long nhưng do đòi hỏi của công việc nên anh rất ít khi về nhà mà thường xuyên đi tầu từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Ngọc Hà hỏi: Tôi có con gái là Trần Minh Hoa lấy chồng là anh Nguyễn Văn Việt và hai vợ chồng con gái tôi có một đứa con là Nguyễn Văn Tô. Năm 2009 con gái tôi bỏ nhà ra đi trước khi ra đi con gái tôi có gửi tôi 15 cây vàng. Sau nhiều lần thông báo tìm kiếm nhưng không thấy vợ đến năm 2014 anh Việt muốn lấy vợ nên đã yêu câù Toà án tuyên bố mất tích trong thời gian con gái tôi bỏ nhà ra đi. Cháu Tô sang ở với tôi.
Ông Nguyễn Quốc Trung hỏi: Tôi và ông Lê Văn Hải mua chung nhau một chiếc máy cày bừa, tôi đã giao cho ông Hải quản lý, sử dụng cày bừa thuê cho người khác. Ông Hải muốn bán máy cày cho em trai của ông Hải là ông Thịnh, nhưng tôi không đồng ý. Nếu ông Hải bán phần của ông ấy thì tôi mua, song ông Hải không đồng ý mà cứ đòi bán cho em ông ấy. Vậy có đúng pháp luật không? Ông ấy bán giá bao nhiêu, tôi trả bấy nhiêu như em ông ấy. Tôi có được ưu tiên mua không?
A và B nuôi chung một con trâu nái, nhưng do A trực tiếp nuôi. Sau khi đẻ ra con thứ nhất thì B bắt trâu con về nuôi. Sau đó trâu của B do dịch chết, A chiếm luôn con trâu nái là của chung giữa A và B. A cho rằng B đã được chia phần khi B nuôi con trâu con, còn B thì phản đối ý kiến đó. Theo pháp luật hiện hành thì B có được hưởng phần nào của con trâu nái hay không ?
Anh Ngô Trung Hiếu ở phường Trung Liệt quận Đống Đa Hà Nội hỏi: Tôi có một ngôi nhà 2 tầng. Hiện tại, tầng 2 tôi đã bán cho anh Hoàng Nguyên Bình. Nay anh Bình xây tiếp lên tầng 3, tôi sợ ảnh hưởng đến kết cấu của nhà nên yêu cầu anh Bình dừng việc xây dựng lại nhưng anh Bình nói là "Tôi xây trên nóc nhà tôi không hề động chạm đến nhà anh". Vậy trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào?
Ông Hoàng Quốc Việt và bà Nguyễn Thị Bích Loan sống với nhau như vợ chồng từ năm 1990 mà không có đăng ký kết hôn đến nay đã có 2 con chung. Nghe lời của bà Loan ông Việt bán nhà cũ của mình để về nhà của mẹ bà Loan xây nhà trên khu đất đứng tên quyền sử dụng đất là bà Hoàng Thị Nhất là mẹ đẻ của bà Loan (khi ông Việt xây nhà thì bà Nhất nói là cho hai người mảnh đất mà nhà được xây trên đó). Ông Việt hỏi " nay tôi muốn ly hôn với Loan thì tài sản được chia như thế nào "?
Một hôm, khi lên nương, ông Lý Đức bắt được 1 con trâu ở trên ruộng ngô của nhà ông. Ông Đức đem về nhà nuôi và có báo cho UBND xã biết để họ thông báo công khai ai đã mất đến nhận. Khoảng 5 tháng sau đó ông Lê Cảm ở huyện bên cạnh sang nhận và xin lại. Trong thời gian ông Đức nuôi giữ, con trâu này có sinh được 1 con nghé con. Xin hỏi: Theo quy định của pháp luật, thì ông Đức có phải trả lại ông Cảm con trâu và con nghé đó không?
Anh Ngô Xuân Đức ở thị xã Lào Cai hỏi: Vào hồi 20 giờ ngày 28/8/2006 tôi đang đi trên đường thì nhặt được một túi vải cũ khi tôi mở ra thì thấy có 2 sợi dây chuyền và 10 triệu tiền mặt. Khi tôi nhặt được thì có mấy người khác nhìn thầy và yêu cầu tôi phải chia, tôi không đồng ý. Sau đó tôi và những người đó lên đồn công an để giải quyết. Tại đồn Công an đồng chí trực ban yêu cầu tôi phải để lại tài sản tại đồn công an để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.