Cuối năm 2009 ông Võ Văn Tăng bán căn nhà được 30 lượng vàng để mua căn nhà khác. Nhưng khi chưa kịp mua thì bạn ông Tăng là ông Lưu Đức Sử biết được đến vay với lãi suất 3%/tháng hẹn 4 tháng sẽ trả. Khi vay ông Sử có thế chấp giấy tờ nhà và cam kết nếu không trả nợ tôi sẽ phát mãi căn nhà. Qua tháng đầu ông Sử trả tiền lãi nhưng sau đó không trả thêm bất cứ khoản nào khác.
Chị Lê Thị Hân -Hội phụ nữ Huyện Ba Vì -tỉnh Hà Tây có hỏi: Do cơ chế đổi mới của Ngân hàng, năm 1993-1994 cán bộ Ngân hàng phụ trách cho vay từng khu vực, từng ngành để phát triển kinh tế, làm dịch vụ .v.v... Anh A cán bộ tín dụng Ngân hàng phụ trách cho khối cán bộ công nhân viên chức vay vốn. Số lượng được vay tuỳ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp (bìa đỏ nhà đất, đăng ký xe máy và những giấy tờ có giá trị khác).
Ngày 01/6/2006, anh Trần Đình Thọ có cho anh Lê Trung Cố vay 100 triệu hẹn sau 1 năm trả cả gốc và lãi 2%/ tháng nhưng đến tháng 8/2007 anh Cố mới trả anh Thọ được 20 triệu đồng rồi không trả nữa mặc dù anh đã nhiều lần đòi. Vậy anh Thọ muốn nhờ pháp luật giải quyết thì gửi đơn đến cơ quan nào và trong thời hạn bao lâu được giải quyết, lãi suất được tính là bao nhiêu?
Anh Bình cho chị An vay 5 triệu lãi suất 5% một tháng. Hai bên thoả thuận cùng ký vào giấy viết tay với lãi suất trả hàng tháng, thời hạn 1 năm trả gốc. Anh Cường cho chị An vay 5 triệu lãi suất như Ngân hàng cùng thời điểm, hai bên thoả thuận ký giấy biên nhận số tiền người vay, người nợ đầy đủ. Lãi trả hàng tháng, gốc trả sau một năm. Chị Dung cho chị An vay 10 triệu (vay hộv từ Ngân hàng) 2 bên thoả thuận và ký giấy biên nhận đầy đủ; lãi trả hàng tháng, gốc trả sau 2 năm.
Ông Nguyễn Văn Toàn ở tỉnh Hải Dương hỏi: Tôi có một diện tích đất 240 m2, trong đó có 50 m2 làm nhà ở. Mới đây tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì hoàn cảnh gia đình hai vợ chồng tôi về hưu nên một người bạn rủ kinh doanh vật liệu xây dựng và bàn dùng diện tích nhà và đất nói trên thế chấp để vay tiền. Vậy tôi xin hỏi, việc thế chấp đó có bị hạn chế gì không? Chúng tôi phải chấp hành nghĩa vụ gì và khi đến hạn trả nợ, nếu không có tiền để trả thì hậu quả như thế nào?
Ông Hà Văn Bình thuê một con bò kéo của ông Phan Thanh Giản trong thời hạn 1 năm. Nhưng mới sử dụng được 6 tháng thì con bò đã đẻ ra được 1 con bê con. Khi hết thời hạn thuê (12 tháng), ông Bình đem con bò mẹ đến trả cho ông Giản theo hợp đồng đúng thời hạn thuê. Ông Giản đòi ông Bình phải trả cả con bê do con bò mẹ đẻ ra, ông Bình không trả. Ông Bình nói là trong hợp đồng thuê có 1 con bò thì ông chỉ trả 1 con bò.
Anh Trần Văn Tý cho anh Nguyễn Quốc Toản thuê căn nhà (nhà cấp 4 có vách ngăn 3 phòng) của mình để gia đình anh Toản ở, hợp đồng thuê nhà có thời hạn là 3 năm. Một hôm anh Tý đi qua nhà đang cho anh Toản thuê thì nhìn thấy của nhà đã được đục phá hết cách vách ngăn ra để mở hàng cơm (không được sự đồng ý của anh Tý) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của nhà, còn tường bị đen kịt do bếp than.
Tôi thuê 2 gian nhà của ông Hải gần 3 năm, hiện nay nhà hư hỏng khá nặng, nhiều lần tôi đề nghị ông Hải sửa chữa nhưng ông Hải không sửa. Hỏi trong trường hợp như vậy tôi có thể tự sửa chữa để ở được không ? Ai phải trả chi phí đó?
Ông Nguyễn Quang Tuyến ở Hà Nội hỏi: hiện tại tình hình tranh chấp nhà cửa rất phức tạp, nhất là việc giải quyết các tranh chấp về nhà ở ðýợc thực hiện trýớc ngày pháp lệnh nhà ở nãm 1991 có hiệu lực (1/7/1991). Ðể ổn ðịnh tình hình trên Quốc hội có ra nghị quyết để giải quyết các tranh chấp về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991.
Ông Đồng Đức Thiện và bà Nguyễn Thị Từ chỉ có hai người con. Người anh là Đồng Đức Chí, người em gái tên là Đồng Đức Hạnh. Hai ông bà có hai ngôi nhà, ngôi nhà thứ nhất ỏ phố Huế, ngôi nhà thứ hai ở thị xã Bắc Ninh (cho xã thuê làm nhà trẻ từ năm 2006 - không thời hạn). Năm 2012, vợ chồng ông Thiện, bà Từ có lập một di chúc chung (đã được công chứng hợp pháp);