Kiến Thức Luật Thừa Kế Di Chúc

Trong thực tiễn, không ít trường hợp người sử dụng đất muốn lập di chúc để định đoạt tài sản cho người thừa kế, trong khi quyền sử dụng đất đang được dùng làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến một số băn khoăn pháp lý: Người lập di chúc có cần xin phép hoặc thông báo cho bên nhận thế chấp không?

Đối với những trường hợp thừa kế mở trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực (tức trước ngày 1/1/2017), việc xác định thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trở nên phức tạp hơn do sự chuyển tiếp giữa các quy định pháp luật. Điều này khiến nhiều người gặp vướng mắc. Vậy trong những trường hợp này, thời hiệu khởi kiện sẽ được xác định như thế nào? Liệu còn cơ hội để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hay không?

Khi xảy ra tranh chấp về phân chia di sản thừa kế, trước khi di sản được phân chia cho những người thừa kế thì người quản lý di sản sẽ là người quản lý, gìn giữ và bảo vệ. Trong trường hợp này, việc xác định công sức của người quản lý di sản và trả thù lao, chi phí cho họ như thế nào là một vấn đề pháp lý quan trọng cần giải quyết khi giải quyết tranh chấp thừa kế.

Đối với chứng cứ được cho là bản di chúc miệng của NSƯT Vũ Linh này, Hội đồng xét xử đã không công nhận hiệu lực pháp lý khi căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Thông qua vụ án này, đã để lại những bài học pháp lý về việc lập di chúc miệng sao cho được công nhận hiệu lực, làm cơ sở để phân chia di sản thừa kế.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thu nhập từ việc nhận thừa kế là thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản thu nhập từ việc nhận thừa kế đều sẽ phải nộp thuế. Vậy những khoản thừa kế nào sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và cách xác định số thuế phải nộp như thế nào?

Di chúc tự viết, ký từng trang và di chúc bằng văn bản có hai người làm chứng trên thực tế áp dụng luật chỉ được xác định là một trong những chứng cứ để xác định đây là di chúc do ý chí của người chết để lại. Mà muốn thực hiện các khâu sau này như khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đối với di sản thừa kế thì không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan chấp nhận.

Ông bà nội tôi có 3 người con gồm: bố tôi và 2 cô của tôi. Ông tôi mất năm 1988, bà tôi mất năm 2003. Ông bà có để lại một thửa đất, ba tôi xây dựng một ngôi nhà trên đất đó. Năm 2017, bố tôi mất. Một người cô của tôi không có gia đình mất năm 2015, nay chỉ còn 01 người cô còn sống. Cả ông bà nội, bố và cô của tôi đều không để lại di chúc. Vậy, tôi muốn hỏi, chúng tôi là cháu có được hưởng thừa kế của ông bà không?

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer