Việc nghỉ khám thai trong thời gian mang thai là vô cùng cần thiết đối với lao động nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được tường tận các chế độ và những quyền lợi khi nghỉ khám thai. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật Sao Việt để hiểu rõ hơn về các quy định này!

Trả lời:

1, Về thời gian nghỉ khám thai:

Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Như vậy, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày, trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Lao động nữ nghỉ việc đi khám thai có được hưởng nguyên lương không?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019Điều 58 Nghị dịnh 145/2020/NĐ-CP, trường hợp lao động nữ nghỉ việc đi khám thai sẽ không được hưởng lương từ công ty, nhưng sẽ được nhận tiền khám thai theo chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.

Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;…”

Do đó công thức tính số tiền khám thai mà người lao động được nhận từ cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100%  x  Số ngày nghỉ

3. Thủ tục hưởng chế độ khám thai

Căn cứ pháp lý: Điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 , khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH 

Hồ sơ hưởng chế độ khám thai:

 - Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập;

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của người lao động.

Trình tự, thủ tục:

Hình thức

Nộp cho NSDLĐ

Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH

Thời hạn giải quyết và chi trả

- NSDLĐ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ người lao động

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải lập Danh sách 01B-HSB và nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.

Thời hạn giải quyết và chi trả: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

 

Đối với trường hợp do người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

 

Trên đây là giải đáp của Luật Sao Việt về vấn đề quyền lợi của người lao động nữ khi nghỉ khám thai. Trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer