1, Doanh nghiệp được coi là phá sản khi nào?

Bạn đọc tham khảo tại Đây

2, Doanh nghiệp phá sản có phải đóng thuế nữa không?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì các khoản nợ của doanh nghiệp bạn sẽ được thứ tự thanh toán lần lượt theo thứ tự như sau:

Thứ nhất, chi phí phá sản. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

Thứ ba, khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Thứ tưnghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên của Công ty hợp danh.

+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

Như vậy, ngay cả khi phá sản, doanh nghiệp vẫn phải hoàn tất các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong đó bao gồm khoản nợ tiền thuế sau khi đã thanh toán các khoản ưu tiên trước đó như chi phí phá sản, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.

3, Ai phải có nghĩa vụ nộp thuế khi doanh nghiệp phá sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), Điều 54 Luật Quản lý thuế, nghĩa vụ nộp thuế thuộc về:

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
+ Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký;
+ Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản.

Với trường hợp chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản thì trách nhiệm nộp thuế thuộc về:
+ Đối với Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty; hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
+ Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa Vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
+ Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ

Trường hợp được xóa nợ tiền thuế khi phá sản: sau khi đã thanh toán các khoản ưu tiên nêu trên, mà công ty không còn tài sản để nộp tiền thuế thì sẽ được xóa nợ tiền thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019: “1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.”

Khi đó, để được xóa nợ tiền thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại tại khoản 2 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC, gồm các giấy tờ tài liệu sau đây:

 - Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế theo mẫu số 01/XOANO

- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);

- Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);

- Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);

- Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).

Sau đó gửi đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer