Để xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề pháp lý phát sinh, doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng theo Điều 51 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Vậy khi người đại diện của công ty vắng mặt tại Việt Nam, doanh nghiệp cần xử lý như thế nào theo đúng quy định pháp luật?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020

Theo đó hướng xử lý khi người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt tại Việt Nam như sau:

Trường hợp 1: Công ty chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam => Làm văn bản ủy quyền

Khi muốn xuất cảnh khỏi Việt Nam, người đại diện phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Đồng thời vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp 2: Hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh:

Chọn một trong 2 hướng xử lý như sau:

Một là, Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty

Hai là, cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp 3: + Doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác

+ Người đại diện duy nhất ở Việt Nam chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Hướng xử lý: Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp 4: Áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên có các yếu tố sau:

+ Có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Nguời đại điện chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Hướng xử lý: Thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Lưu ý đối với doanh nghiệp có từ 2 người đại diện theo pháp luật trở lên đều cư trú tại Việt Nam thì khi một người vắng mặt, những người còn lại đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan (trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác)

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer