Hàng thời trang Việt Nam xuất khẩu (VNXK) hiện rất phổ biến và được ưa chuộng vì giá thành rẻ vừa túi tiền của đa số người tiêu dùng. Nhưng một thực trạng mà người sành thời trang đều biết đó là phần lớn hàng VNXK trên thị trường hiện nay đều là hàng gia công hay còn gọi là "hàng lên" của các xưởng tại nhà, mẫu mã được sao chép từ chính các thương hiệu lớn rồi gắn "bừa" mác Zara, Topshop, Forever21, Mango... xuất khẩu. 

Vậy hành vi sao chép mẫu mã và gắn mác thương hiệu nổi tiếng vi phạm tội gì? Xử lý như thế nào? 

Với hành vi xâm phạm này, theo quy định tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu có thể bị chủ sở hữu đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất, mức độ xâm phạm. Cụ thể:

STT

Hành vi cụ thể

Biện pháp xử lý

Căn cứ pháp lý

1

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa sao chép lậu hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Xử lý bằng các biện pháp hành chính:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền:

+ Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa: phạt tiền tử 200.000 đến 30.000.000 tùy vào giá trị của hàng giả

+ Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa: phạt tiền từ 2.000.000 đến 45.000.000 tùy vào giá trị của hàng giả

+ Đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: phạt tiền từ 500.000 đến 250.000.000 tùy vào hành vi  cụ thể và giá trị hàng hóa vi phạm

- Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ: áp dụng đối với vi phạm do lỗi cố ý và khi thấy cần thiết để giữ nguyên hiện trạng tang vật, phương tiện vi phạm, ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi vi phạm tiếp theo hoặc không xác định được người vi phạm.

- Đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 1 tháng đến 3 tháng;

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT;

- Buộc đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền SHTT, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa

- Điều 211, 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

- NĐ 99/2013/NĐ-CP

 - Nghị định 98/2020/NĐ-CP

-Thông tư 11/2015/ TT- BKHCN

2

Đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung

Xử lý bằng các biện pháp dân sự:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

 

- Sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng; hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Xử lý bằng biện pháp hình sự:

- Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm

 

 

 

 - Phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng

- Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

 

 

 

 

- Phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

 

- Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm

 
Có thể thấy pháp luật đã đặt ra các chế tài mang ý nghĩa trừng trị, răn đe đối với các chủ thể có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thực hiện công tác kiểm tra, xử lý nghiêm túc và chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn vấn nạn này. Bên cạnh đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần chủ động bảo vệ nhãn hiệu hay các đối tượng sở hữu công nghiệp khác mà mình sở hữu bằng việc xin cấp văn bằng bảo hộ để được bảo vệ bằng pháp luật. Cần nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định pháp luật nói chung và quy định về sở hữu trí tuệ nói riêng để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế, không bị ảnh hưởng bởi các hành vi tiêu cực như vấn nạn hàng giả.

Nếu đọc tới đây mà bạn cần tư vấn về phân biệt các loại nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hay có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đừng ngại ngần liên hệ với Công ty Luật Sao Việt. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ tối đa các thông tin, thành phần hồ sơ và quy trình thực hiện cho Qúy khách. Công ty Luật Sao Việt tự tin là đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh và uy tín nhất.

>> TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ MIỄN PHÍ: 19006243 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer