Anh Nam: Tôi mới hoàn thành cuốn sách nghiên cứu về khoa học thế giới và được công bố tại Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2020. Vậy tôi muốn hỏi tôi có những quyền gì với cuốn sách? Nếu người khác sao chép, photo sách của tôi thì họ có phải xin phép, trả tiền nhuận bút và thù lao cho tôi không?
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Quyền tác giả chính là quyền của chủ thể được coi là tác giả đối với sản phẩm do chính bản thân mình sáng tạo ra hoặc sở hữu tác phẩm đó. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.Căn cứ theo Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định về quyền của tác giả, theo dó, quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Vì bạn là tác giả của cuốn sách, nên bạn có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuốn sách của mình:
Thứ nhất, quyền nhân thân:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Thứ hai, quyền tài sản:
1, Làm tác phẩm phái sinh;
2, Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
3, Sao chép tác phẩm;
4, Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
5, Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
6, Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Theo thông tin bạn cung cấp thì sách của bạn đã được công bố, vì vậy trong trường hợp người khác có hành vi sao chép, photo sách của bạn, thì tùy theo số lượng và mục đích sử dụng, họ có thể phải trả nhuận bút và thù lao cho bạn. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Nếu người khác tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu, thì căn cứ theo điểm a, đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, họ không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút hay thù lao cho bạn.
Trường hợp 2: Nếu tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm đã công bố để in ấn, phát hành với số lượng nhiều hơn một bản và không nhằm mục đích nghiên cứu, thì theo khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2019, tổ chức, cá nhân đó không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com