Về nguyên tắc, khi một người chết đi thì những người có quyền thừa kế di sản của người đó sẽ được quyền yêu cầu phân chia di sản. Tuy nhiên, pháp luật quy định vợ hoặc chồng còn sống của người đã chết có thể yêu cầu tạm hoãn việc chia di sản này. Theo đó, di sản thừa kế sẽ chưa được chia trong một thời hạn nhất định, và chỉ khi đã hết thời hạn đó thì di sản mới được đem chia. Vậy, cụ thể quyền xin tạm hoãn này được thực hiện trong trường hợp nào và bằng cách nào? Xem chi tiết trong bài viết dưới đây của Luật Sao Việt nhé.

Yêu cầu tạm hoãn chia di sản thừa kế của vợ/chồng khi việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người còn lại

Ảnh minh họa (nguồn:Internet)

1. Trường hợp được yêu cầu tạm hoãn phân chia di sản thừa kế của vợ/chồng

Tại Khoản 3 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau: “Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự”

Trong đó, vấn đề “hạn chế phân chia di sản” được quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó: “Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định”.

Như vậy, vợ hoặc chồng còn sống của người để lại di sản thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án tạm hoãn việc chia di sản trong một thời hạn nhất định để đảm bảo ổn định cuộc sống trước khi chia di sản thừa kế, nếu chứng minh được rằng: việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mình, gia đình mình. Cụ thể,  “ảnh hưởng nghiêm trọng” là trường hợp nếu chia di sản cho những người thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống (Điều 5 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP). Ví dụ: Không còn nơi ở nào khác, không có khả năng để tạo lập chỗ ở nào khác, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu…

2. Thời hạn được tạm hoãn yêu cầu phân chia di sản thừa kế của vợ/chồng

Theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2015, thời hạn được tạm hoãn chưa chia di sản thừa kế là không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, nếu việc chia di sản đó vẫn tiếp tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ/chồng còn sống và gia đình. Đồng thời có thể chứng minh được điều đó thì có thể yêu cầu Tòa án để gia hạn thêm một lần nữa, nhưng không quá 03 năm. 

Như vậy, sau khi mở thừa kế, nếu người thừa kế khởi kiện chia di sản ngay thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết tranh chấp về di sản theo thủ tục chung. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp trên thì vợ/chồng của người để lại di sản có thể yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Để được Tòa án chấp nhận, người có yêu cầu phải đưa ra được những giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc chia di sản đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ/chồng còn sống và gia đình.

Nếu bạn đang có những vướng mắc liên quan đến tạm hoãn phân chia di sản thừa kế của vợ/chồng mà không thể tự giải quyết; Hãy liên hệ với Luật Sao Việt để được các Luật sư và chuyên viên của chúng tôi tư vấn cụ thể. Trong trường hợp bạn cần sử dụng dịch vụ, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ chuẩn bị hồ sơ, dịch vụ tranh tụng giải quyết tranh chấp (nếu có), đồng hành bảo vệ quyền cùng bạn.

Tham khảo về hồ sơ năng lực và các dịch vụ tại Luật Sao Việt của chúng tôi tại đây: https://saovietlaw.com/gioi-thieu-1/gioi-thieu-ve-cong-ty-luat-tnhh-sao-viet-1/

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer