Rất nhiều trường hợp sau khi soạn thảo và công chứng di chúc, vì một số lý do mà người lập di chúc muốn thay đổi nội dung di chúc. Nếu vậy người lập di chúc cần lưu ý những gì? Để giải đáp cho những thắc mắc nói trên, Luật Sao Việt gửi tới bạn đọc bài viết sau đây:

Kiến Thức Luật Thừa Kế Di Chúc | Công Ty Luật Sao Việt | Tư vấn luật | Dịch  vụ luật sư

Ảnh minh họa: Internet

Bản chất của di chúc là sự thể hiện ý chí, mong muốn, nguyện vọng của cá nhân liên quan đến việc định đoạt và giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, ngay cả khi di chúc đã được công chứng thì người lập di chúc vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ nội dung di chúc.

Ở đây khi sửa đổi, bổ sung di chúc đã công chứng, người lập di chúc vẫn cần đáp ứng các điều kiện như trạng thái tinh thần minh mẫn sáng suốt, hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối đe dọa hay cưỡng ép và các điều kiện khác theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Tương tự với trường hợp lập di chúc, khi tiến hành sửa đổi, bổ sung di chúc, nếu công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc sửa di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó

Thứ nhất, về thời điểm sửa đổi, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ thời điểm nào

Thứ hai, hiệu lực của phần di chúc sửa đổi bổ sung: Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. (xem thêm quy định tại Điều 460 Bộ luật dân sự 2015)

Thứ ba, thủ tục sửa đổi nội dung di chúc đã công chứng:

Theo quy định tại Điều 51, khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, có 02 trường hợp như sau:

TH1, Di chúc do người lập di chúc giữ hoặc giao cho người khác giữ

Trong trường hơp này người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì mang theo di chúc trước đó đến thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng và có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.

TH2, Di chúc trước đó đang được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng

Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer