Hỏi: Nghị quyết số 58/1998/NQ - Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 24/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991, nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1999. Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1/7/1991 mà có người VN định cư ở nước ngoài tham gia.
Những trường hợp giải quyết việc công nhận quyền sở hữu nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân?

 


Đáp:
Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định 5 trường hợp quản lý nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân như sau:

 1.Trong trường hợp trước khi đi vắng, chủ sở hũu nhà ở đã có uỷ quyền quản lý hợp pháp và cho đến ngày 1/7/1996 ( ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực )chưa hết thời hạn uỷ quyền hoặc tuy có uỷ quyền hợp pháp nhưng không xác định thời hạn uỷ quyền thì việc thực hiện nội dung theo quy định của Bộ luật Dân sự ; nếu chủ sở hữu nhà ở đó đã chết thì việc uỷ quyền chấm dứt và việc thừa kế nhà ở đó được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2.Trong trường hợp trước khi đi vắng, chủ sở hữu nhà ở đã có uỷ quyền quản lý hợp pháp và thời hạn uỷ quyền đã hết trước ngày 1/7/1996 thì giải quyết như sau:
a. Nếu chủ sở hữu có yêu cầu lấy lại nhà trước ngày 1/7/1996 thì  nhà ở đó được trả lại cho chủ sở hữu; nếu chủ sở hữu đã chết thì công nhận quyền sở hữu cho những người  thừa kế.
b.Nếu chủ sở hữu có yêu cầu lấy lại nhà trước ngày 1/7/1996 hoặc đã chết và trước khi chêt không có yêu cầu lấy lại nhà thì công nhận quyền sở hữu cho bố mẹ, vợ chồng, con của người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó.
c.Nếu không có những người được quy định tại điểm a/ và b/ ở trên thì công nhận quyền sở hữu nhà ở đó cho người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở đó từ 30 năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/1999).
Trong trường hợp đến ngày Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực cũng không có người đang quản lý, sử dụng nói trên thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang quản lý, sử dụng được thuê hoặc đựoc quyền ưu tiên mua.

3.Trong trường hợp trước khi đi vắng, nếu chủ sở hữu nhà ở không có uỷ quyền quản lý hợp pháp thì công nhận quyền sở hữu cho bố, mẹ, vợ, chồng, con của người đó đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở đó ;nếu không có ai thì công nhận quyền sở hữu nhà ở đó cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó  từ 30 năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/1999).
Trong trường hợp đến ngày nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực cũng không có người đang quản lý, sử dụng nói trên thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang sử dụng, quản lý được thuê hoặc được quyền ưu tiên mua.

4.Trong trường hợp nhà ở vắng chủ vì chủ sở hữu đi hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến thì nhà ở đó được trả lại cho chủ sở hữu. Nếu chủ sở hữu đã chết thì nhà ở đó thuộc sở hữu của những người thừa kế.
Trong trường hợp không có người thừa kế thì công nhận quyền sở hữu nhà ở đó cho người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở đó  từ 30 năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/1999).
Trong trường hợp đến ngày nghị quyết số 58 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực cũng không có người đang quản lý, sử dụng nói trên thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang sử dụng, quản lý được thuê hoặc được quyền ưu tiên mua.

 5.Trong trường hợp người đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ được quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 nêu trên không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu người được công nhận là chủ sỏ hữu phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở đó.

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer