Di chúc miệng là một trong những hình thức di chúc khá phổ biến, thường được sử dụng trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Tuy nhiên để di chúc miệng có hiệu lực thì cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, trong đó có yêu cầu về chứng thực chữ ký của người làm chứng. Vậy khi chứng thực chữ ký, người dân cần lưu ý những gì?

1, Chứng thực chữ ký là gì?

Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực  – Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Khi yêu cầu chứng thực chữ ký, người dân phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân hay giấy tờ văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch.

2, Thẩm quyền chứng thực chữ ký

Tùy thuộc từng loại giấy tờ, văn bản có chữ ký, thẩm quyền chứng thực chữ ký được xác định như sau:

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản + Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

 - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng

- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

 

3, Những trường hợp không được chứng thực chữ ký

+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có chứa nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc các trường hợp khác theo quy định pháp luật

4, Thủ tục chứng thực chữ ký

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Sau khi kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, + tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức, làm chủ được hành vi của mình + việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực thì cơ quan (người) có thẩm quyền yêu cầu người đó chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer