Hỏi:

Ông Nông Đức Tý ở Tiền Giang hỏi. Tôi được bầu làm tổ trưởng Tổ hoà giải ở xóm tôi sau một thời gian hoạt động cùng cả tổ tôi thấy tình hình hoạt động trong tổ hoàn toàn mang tính tự phát không hề có kế hoạch và tổ chức gì cả. Vậy tôi xin hỏi: tôi có quyền điều hành hoạt động của Tổ hoà giải theo quan điểm của riêng mình không? Pháp luật có quy định gì về quyền hạn và nhiệm vụ của tổ trưởng Tổ hoà giải không?

Quyền hạn và nhiệm vụ của tổ trưởng Tổ hoà giải?


Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:
Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải. Để tổ hòa giải đi vào họat động quy của bạn có thể đưa ra các phương án mới, tuy nhiên cần lưu ý rằng các phương án mà bạn đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động được quy định trong luật nhé.
Theo quy định tại các Điều 9,10, 15 Luật hòa giải cơ sở 2013 thì Tổ trưởng tổ hòa giải có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyền hạn (theo Điều 9, 15 Luật hòa giải cơ sở 2013)

1. Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.
2. Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.
3. Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định.
4. Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc theo quy định.
5. Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
6. Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.
7. Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
8. Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
9. Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
10.Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
11. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
12. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
13.Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
14. Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.

  • Nghĩa vụ (theo Điều 10 Luật hòa giải cơ sở 2013)

1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định.
3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
4. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
5. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer