Câu hỏi: Tôi có thửa đất là tài sản riêng của tôi đang thế chấp tại ngân hàng. Tôi muốn hỏi Luật sư tôi có thể lập di chúc công chứng để lại đất thế chấp cho các con tôi được không? Đồng thời nếu tôi lập di chúc với nội dung chỉ có con chung giữa tôi với chồng mới có quyền thừa kế, bất kỳ ai cũng không có quyền định đoạt đất của tôi thì có được chấp nhận không vì khả năng chồng tôi có con riêng bên ngoài mà tôi không biết, nên tôi không muốn cho chồng hưởng tài sản của tôi?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Sao Việt. Dựa trên thông tin bạn cung cấp, Chúng tôi tư vấn vụ việc của bạn như sau:

1. Lập di chúc khi sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng có được không?

Hiện nay, chế định về thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 – Điều 327 Bộ luật dân sự 2015, theo đó pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc cho con mảnh đất đang được thế chấp tại ngân hàng.

Khi lập di chúc để lại mảnh đất cho con, bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức di chúc sau đây:

+ Di chúc miệng

+ Di chúc văn bản có người làm chứng

+ Di chúc văn bản không có người làm chứng

+ Di chúc được công chứng, chứng thực

Như vậy, bạn có thể lựa chọn các hình thức lập di chúc di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên trên thực tế, việc công chứng chứng thực di chúc lại được khuyến khích lựa chọn hơn cả bởi hình thức này sẽ hạn chế rủi ro pháp lý khi tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế sau này.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn lập di chúc công chứng về việc chia mảnh đất cho con: Thông thường, để thực hiện công chứng, chứng thực di chúc, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực thường đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ về tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký). Vì vậy, nếu không xuất trình được bản gốc giấy tờ nhà đất thì bạn sẽ không thể công chứng, chứng thực di chúc

=>> Với trường hợp này thì chủ sở hữu tài sản thế chấp phải làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc xác nhận và tạo điều kiện xuất trình sổ đỏ gốc để Văn phòng công chứng kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, văn phòng công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định pháp luật. Khi hoàn tất thủ tục công chứng, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ tiếp tục giữ giấy tờ gốc về tài sản của người để lại di chúc.

Trường hợp ngân hàng không đồng ý xuất trình bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn, thì bạn có thể lựa chọn hình thức di chúc văn bản có người làm chứng, hoặc không có người làm chứng. Khi đó bạn cần lưu ý:

+ Nếu không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.  Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung này, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

+ Nếu có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

2. Đối với nội dung: Có thể lập di chúc với nội dung chỉ cho con mới có quyền thừa kế tài sản và không cho chồng thừa kế, bất kỳ ai cũng không có quyền định đoạt đất, Chúng tôi trả lời bạn như sau:

Di chúc là thể hiện di nguyện, ý chí của người để lại tài sản của mình sau khi qua đời vì vậy, cá nhân hoàn toàn có quyền để lại tài sản hợp pháp của mình cho người thừa kế họ mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Con bạn được thừa kế mảnh đất đang thế chấp tại ngân hàng, thì phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thế chấp và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi liên quan đến mảnh đất mà bạn để lại thep theo khoản 1 Điều 615 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

+ Chồng bạn vẫn được hưởng một phần thừa kế đối với tài sản mà bạn để lại mặc dù trong di chúc bạn đã chỉ định rõ về việc không cho chồng hưởng tài sản. Bạn xem thêm tại Đây 

Bài viết liên quan: Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng  

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer