Năm ngoái tôi có mua một mảnh đất ở ngoại ô, mảnh đất tôi mua nằm phía trong, trước đó chủ cũ đã thỏa thuận với hàng xóm về việc làm 1 đường đi qua mảnh đất của họ để làm lối đi riêng. Tuy nhiên đến khi tôi mua lại thì họ đổi ý và bịt lối đi đó khiến chúng tôi không đưa vật liệu xây dựng vào trong được. Khi tôi sang nói chuyện thì họ đòi tôi bỏ thêm tiền để mua lối đi, nếu không họ sẽ không cho sử dụng. Tôi không đồng ý nên đã làm đơn yêu cầu UBND phường hòa giải, nhưng sau khi hòa giải, họ vẫn tiếp tục chặn ở cổng ngoài, cố tình gây khó dễ cho tôi. Vậy tôi xin hỏi pháp luật có quy định xử lý như thế nào với trường hợp cố tình chặn lối đi chung này? Tôi phải làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình? Tôi cảm ơn rất nhiều.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Quyền về lối đi qua của người dân là một trong những quyền được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể Điều 254 Bộ luật này quy định:

“Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ”

Việc mở lối đi qua trên bất động sản liền kề cần lưu ý một số điều kiện sau:

- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. 

- Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khi mua lại mảnh đất bị vây bọc, không có lối ra đường đi chung, bạn có quyền yêu cầu hàng xóm để cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ hoặc trong trường hợp của bạn là được sử dụng lối đi cũ mà chủ sở hữu trước đây của mảnh đất đã thỏa thuận được với nhà hàng xóm. Việc hàng xóm yêu cầu bạn trả một khoản tiền để mở lối đi (cho phép sử dụng lối đi cũ) là yêu cầu chính đáng và có thể coi đây là một khoản đền bù đối với nhà hàng xóm. Do luật không quy định mức đền bù nên sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và UBND phường đã hòa giải nhiều lần nhưng không thành thì bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu hàng xóm mở lối đi riêng cho bạn và bạn vẫn phải trả một khoản tiền đền bù cho họ (nếu không thỏa thuận được tiền đền bù thì có thể yêu cầu Tòa án xác định)

Riêng đối với hành vi dựng rào, chặn lối đi chung của nhà hàng xóm, bạn có thể viết đơn lên phường phản ánh và yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.” 

Ngoài mức phạt nêu trên, người vi phạm cũng bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Có thể bạn quan tâm:

- Cơ quan nào có đủ thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung

Đất không có lối đi có được cấp sổ đỏ không

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer