Theo quy định của Luật xây dựng 2020, trừ các trường hợp pháp luật quy định được miễn giấy phép xây dựng, thì trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình nhà ở phải xin cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp tự ý xây dựng trái phép, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, nhà ở phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt hành chính, đồng thời buộc phá dỡ công trình vi phạm hoặc xin giấy phép bổ sung theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép như sau:
Đối với vi phạm lần đầu:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
(Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)
Đối với vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt), người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm nhưng tiếp tục thực hiện:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
( Khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)
Đối với hành vi đã bị xử phạt hành chính mà tái phạm nhưng không đến mức bị xử lý hình sự:
a) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
(Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)
Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có) đối với các hành vi như sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi tiếp tục xây dựng không phép nhà ở riêng lẻ dù đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tái phạm nhưng không đến mức bị xử lý hình sự (tương ứng với hành vi quy định tại điểm a khoản 12. Điểm a khoản 13)
b) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12 và điểm b khoản 13 Điều này ( hành vi
c) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 12, điểm c khoản 13 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 12, khoản 13 Điều này.
Đồng thời buộc xin giấy phép bổ sung hoặc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu quá thời hạn vẫn không xin giấy phép bổ sung
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525 Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com