Tôi làm thuê chạy ad cho chủ shop, khi ký hợp đồng lao động có quy định thời hạn trả lương cụ thể nhưng nay chủ shop không trả lương theo đúng thỏa thuận. Tôi tạm thời giữ máy tính của shop (chủ shop có giao laptop để tôi làm việc) để buộc chủ shop trả lương thì có vi phạm pháp luật gì không? Tôi xin cảm ơn.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt.  Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau: 

Trường hợp bạn tự ý chiếm giữ laptop của chủ shop mà không trả lại cho chủ sở hữu thì bạn có khả năng cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi. Theo đó, tùy thuộc vào giá trị của tài sản bị chiếm đoạt mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng cụ thể:

- Từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Từ 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, việc bạn cố tình chiếm giữ tài sản của shop có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro pháp lý như đã nêu trên. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên chọn cách thức khác để giải quyết vấn đề tiền lương, cụ thể là sử dụng các quy định trong pháp luật lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.  

Thứ nhất, bạn nên liên hệ với chủ shop để yêu cầu thanh toán lương và các chế độ khác như trợ cấp, bảo hiểm xã hội… Bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc thông qua đơn yêu cầu thanh lý hợp đồng lao đồng và giải quyết quyền lợi gửi đến bộ phận nhân sự hoặc chủ shop.

Thứ hai, trong trường hợp công ty không giải quyết quyền lợi cho bạn, bạn có thể thực hiện theo phương thức sau:

- Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định tại Bộ luật lao động: 

Bạn gửi  Đơn yêu cầu hòa giải đến Phòng Lao động – Thương binh và xã hội nơi công ty đóng trụ sở, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cử một hòa giải viên lao động trong số hòa giải viên lao động hiện có do Phòng quản lý tiến hành các thủ tục hòa giải tranh chấp theo thủ tục quy định.

- Yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:

Căn cứ vào Khoản 2 điều 200 Bộ luật lao động năm 2012; khoản 1 điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó nếu bạn và shop không thương lượng được với nhau và không hòa giải thành theo thủ tục của hòa giải viên lao động thì có quyền yêu cầu tòa án nhân dân nơi cửa hàng đặt trụ sở để giải quyết quyền lợi cho bạn.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer