Anh Minh ( Hà Nội ) :Tôi mở một công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ về lĩnh vực thang máy. Hiện nay, tôi muốn thuê người nước ngoài về làm giám đốc điều hành công ty. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì? Mong được Luật sư tư vấn.

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để thuê người nước ngoài làm giám đốc điều hành tại công ty của bạn, trước hết bạn phải tiến hành thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Sau đó Công ty ban hành quyết định Bổ nhiệm chức danh Giám đốc điều 

hành cho người nước ngoài này.

Căn cứ theo  Nghị định số 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Nghị

định 11/2016/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam:

Thứ nhất, về điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Người nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ – CP:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Thứ hai, về hồ sơ xin cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Hồ sơ xin cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 11/2016 NĐ – CPKhoản 6 Điều 4 Nghị định 140/2016 NĐ – CP:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì 

chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.”

7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác ( quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 11/2016 NĐ – CP)

8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt khác ( quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016 NĐ – CP)

9. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ: ( quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 11/2016 NĐ – CP)

Thứ ba, về trình tự, thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 11/2016 NĐ – CP và khoản 7 Điều 4 Nghị định 140/2018 NĐ – CP:

1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

2.  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội quy định và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết 

hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer