Sau khi bố tôi mất một thời gian, mẹ tôi kết hôn với người khác và để tôi lại cho ông bà nội nuôi nấng. Nhiều năm không gặp nên tôi không có tình cảm ruột thịt với mẹ mình. Bây giờ mẹ mất có để lại di chúc cho tôi hưởng một phần tài sản nhưng tôi không muốn nhận. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm thủ tục như thế nào để từ chối nhận thừa kế và đến đâu để làm? Tôi xin cảm ơn.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Bạn có thể làm thủ tục từ chối nhận thừa kế tại hai nơi đó là văn phòng công chứng và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp 1: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại Văn phòng Công chứng
Theo quy định tại Điều 59 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện như sau:
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Phí công chứng: 20.000 đồng (theo Thông tư 57/2016/TT-BTC)
Trường hợp 2: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại UBND cấp xã
Theo Tiểu mục 3 Mục V Quyết định 1024/QĐ-BTP thì trình tự thực hiện thủ tục này được quy định như sau:
Bước 1: Bạn nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực
Bước 3: Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
Bước 4: Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
Phí: 50.000 đồng/văn bản
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt, bạn đọc nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc Email: congtyluatsaoviet@gmail.com
====================================
Nội dung dịch vụ luật sư trực tiếp tư vấn tại trụ sở văn phòng luật sư Sao Việt
Đội ngũ luật sư, chuyên viên và nhân viên được cấu trúc thành các lĩnh vực hoạt động chuyên biệt theo chuyên môn và thế mạnh từng người. Sẵn sàng nhận lệnh điều động hỗ trợ giải quyết các tình huống nảy sinh.
Tại văn phòng Luật sư Sao Việt, các nội dung về dịch vụ hoạt động luôn được điều chỉnh, phát triển sao cho hài hòa với thực tế, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
- Luật sư tư vấn Dân sự: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thừa kế tài sản, xác lập giao dịch dân sự, ủy quyền dân sự, đăng ký giám hộ... tuân theo pháp luật dân sự và luật tố tụng hiện hành.
- Luật sư tư vấn Hình sự: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, miễn tội danh, thi hành án, đặc xá, đại diện hợp pháp cho thân chủ tham gia tranh tụng trực tiếp tại phiên tòa.
- Luật sư tư vấn Đất đai: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến: mua bán đất đai, tranh chấp đất đai, thế chấp tài sản nhà đất, thẩm định giá, đấu giá tài sản...
- Luật sư tư vấn Hôn nhân & Gia đình: tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến: Kết hôn, đăng ký kết hôn, ly hôn, gia đình có yếu tố nước ngoài, thủ tục nhận con nuôi...
- Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tư vấn thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh...
Ngoài ra còn các dịch vụ pháp lý thuộc lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp luật đấu thầu, tư vấn luật chứng khoán...
Nếu có bất cứ nhu cầu về hỏi đáp pháp luật, kính mời quý khách hàng gọi điện theo tổng đài hỗ trợ của Luật Sao Việt qua Tổng đài 1900 6243 để được giải đáp và đặt lịch tư vấn. Việc làm này giúp đội ngũ luật sư nghiên cứu về mặt pháp lý và có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi đưa ra những tư vấn cho quý khách.