Hiện nay, theo Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

+ Phương pháp khoán (tính thuế theo tỷ lệ trên DOANH THU KHOÁN do cơ quan thuế xác định để tính mức THUẾ KHOÁN theo quy định )

+ Phương pháp kê khai thuế theo từng lần phát sinh (khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ DOANH THU THỰC TẾ từng lần phát sinh.)

+ Phương pháp kê khai (khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên DOANH THU THỰC TẾ phát sinh THEO KỲ Tháng hoặc Quý.)

Theo đó khi lựa chọn phương pháp khoán để tính thuế GTGT, thuế TNCN, hộ khoán sẽ tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định pháp luật.

Cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu cụ thể đối với hộ khoán, trên cơ sở đó để tính mức thuế khoán mà hộ kinh doanh phải nộp

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh khó khăn không đương nhiên được giảm mức thuế khoán nhưng có thể điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán khi việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm sút

Trước tiên, Hộ khoán phải có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh gửi đến cơ quan thuế để điều chỉnh lại mức thuế khoán

+ Trường hợp 1: Hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh (diện tích kinh doanh, lao động sử dụng, doanh thu) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD .

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nếu xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với doanh thu đã khoán thì ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD) về việc điều chỉnh mức thuế khoán kể từ thời điểm có thay đổi trong năm tính thuế.

Trường hợp qua cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế có căn cứ xác định hộ khoán không đáp ứng điều kiện để được điều chỉnh mức thuế khoán theo quy định thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc không điều chỉnh mức thuế khoán theo mẫu số 01/TBKĐC-CNKD 

+ Trường hợp 2: Hộ khoán thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (kể cả trường hợp không thay đổi về tỷ lệ, thuế suất áp dụng) thì hộ khoán phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định (nếu có thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh so với đăng ký thuế), đồng thời khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ kết quả xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh mức thuế khoán (nếu có) theo thực tế kể từ thời điểm thay đổi trong năm tính thuế.

+ Trường hợp 3: Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì hộ khoán thực hiện thông báo khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của hộ khoán hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế để điều chỉnh mức thuế khoán như sau:

a) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán ngừng kinh doanh từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch thì điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán kể từ tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 02 đến ngày 15 của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh được điều chỉnh giảm 50% và điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 16 trở đi của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh không được điều chỉnh giảm, chỉ điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh.

b) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận tạm ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh trọn tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng đó được điều chỉnh giảm toàn bộ; nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày liên tục trở lên trong một tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán phải nộp của tháng đó được điều chỉnh giảm 50%.

Kết luận: Từ các quy định trên, trường hợp hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán, mà việc kinh doanh trong năm không thuận lợi ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập thì không đương nhiên được miễn giảm mức thuế khoán phải nộp. Thay vào đó, khi doanh thu khoán trong năm của hộ kinh doanh bị giảm từ 50% trở lên thì hộ kinh doanh phải thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Trên cơ sở hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế, cơ quan thuế sẽ xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác của hộ kinh doanh

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer