1, Có bắt buộc phải thông báo tình hình sử dụng lao động?
Câu trả lời là Có. Vì căn cứ theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc thông báo tình hình sử dụng lao động (tình hình biến động lao động), người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo tình hình sử dụng lao động với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có biến động (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo) trước ngày 03 hằng tháng. Như vậy, chỉ khi không có sự thay đổi lao động làm việc tại đơn vị trong tháng thì công ty, doanh nghiệp mới không phải thực hiện thông báo theo quy định nêu trên.
2, Cơ quan tiếp nhận việc thông báo tình hình sử dụng lao động: Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc
3, Thời hạn thực hiện việc thông báo tình hình sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động đang làm việc tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2015 theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm nêu trên.
Đối với các đơn vị thành lập sau ngày 01/10/2015 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về số lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
- Trước ngày 03 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
- Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
4, Mức phạt hành chính khi người sử dụng lao động không thông báo/chậm thông báo tình hình sử dụng lao động
Trường hợp người sử dụng lao động cố tình không tuân thủ quy định về báo cáo tình hình thay đổi lao động, tùy theo tính chất mức độ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;”
( điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP )
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022 nêu trên:
“Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”
Do đó, cùng là hành vi chậm/ không báo cáo tình hình thay đổi lao động đúng thời hạn, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng trong khi người sử dụng lao động là tổ chức phải đối diện với nguy cơ bị phạt gấp đôi, khi đó mức phạt được áp dụng dao động từ 10 - 20 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com