Thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu là các thuật ngữ phổ biến mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống xã hội mà đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng hai khái niệm này giống nhau. Qua bài viết dưới đây, Luật Sao Việt sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về nhãn hiệu, thương hiệu qua việc chỉ ra các điểm khác nhau cơ bản nhất của hai khái niệm này.

Nhãn hiệu (Trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Điều 17,18,19,20 của Luật sở hữu trí tuệ lần lượt quy định về các loại nhãn hiệu như sau:

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm thương hiệu. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO thì thương hiệu (Brand) là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

                                  Ảnh minh họa: Internet - Nhãn hiệu xe hơi Mercedes-Benz

Dưới góc độ pháp lý, do nhãn hiệu được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam nên đây là đối tượng điều chỉnh của Luật này, vì thế mà nhãn hiệu được công nhận và bảo hộ, còn thương hiệu không được pháp luật bảo hộ, nó là thành quả của doanh nghiệp trong thời gian dài để được người tiêu dùng công nhận.

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ

Được pháp luật bảo hộ. Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp văn bằng bảo hộ.

Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng, phát triển và người tiêu dùng sẽ công nhận.

Dấu hiệu nhận biết

Hữu hình. Có thể nhận biết bằng hình vẽ, chữ viết, màu sắc,…

Vô hình hoặc hữu hình. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể.

Thời hạn

10 năm. Có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian.

Ý nghĩa

Dùng để phân biệt sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dùng để đánh giá sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp đó.

Khả năng xâm phạm

Cao, có thể bị người khác bắt chước, sao chép, làm giả.

Không thể sao chép, bắt chước hay làm giả dù không được đăng ký.

Ví dụ: Hai thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới là  Mercedes Benz và Audi, đa số mọi người đều biết đến 2 hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng này. Về nhãn hiệu, đây được coi là các nhãn hiệu nổi tiếng, Nếu Mercedes sử dụng biểu tượng 3 cánh quạt được 1 vòng tròn bao quanh làm biểu tượng thì hãng Audi sử dụng 4 vòng tròn xếp chồng lên nhau theo hàng ngang để tạo ra sự khác biệt, giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết được.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer