Liên quan đến thủ tục xin cấp trích lục hộ tịch, pháp luật quy định: cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng kýĐiều 63 Luật Hộ tịch 2014. Do đó khi mất các giấy tờ hộ tịch gốc hoặc khi có nhu cầu sử dụng, cá nhân có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch

(Mẫu tờ khai được đính kèm tại Thông tư 04/2020/TT-BTP )

Bước 2: Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Lưu ý: Khi xin cấp bản sao trích lục hộ tịch người có yêu cầu phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân.

+ Hộ chiếu

+ Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân

+ Hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân)

Trong giai đoạn chuyển tiếp (giai đoạn hoàn thiện và đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu), người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Căn cứ pháp lý:  + Điều 64 Luật Hộ tịch 2014

                             + Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Xem thêm: Trích lục hộ tịch là gì và có giá trị pháp lý như thế nào ?

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer