Thừa Kế - Di Chúc

Di chúc thể hiện mong muốn của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, di chúc có thể được lập thành văn bản nhưng cũng có thể chỉ là lời nói. Tuy nhiên dù ở hình thức nào thì di chúc cũng cần tuân thủ một số điều kiện nhất định để được pháp luật công nhận.

Trong một số trường hợp, do hoàn cảnh khách quan đặc biệt nên người lập di chúc không thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực di chúc. Tuy nhiên di chúc vẫn được xem là có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Tài sản bố mẹ cháu để lại cũng do ông bà nội quản lý giùm. Sau này, ông nội mất vì bệnh ung thư, bà nội cháu sức khỏe cũng yếu nên tôi đưa cháu về nuôi. Căn nhà của bố mẹ cháu vẫn để cho bà nội ở nhưng gần đây tôi nghe cháu nói bà nội có ý định khi mất sẽ để lại căn nhà cho con gái (cô ruột của cháu) quản lý, chờ khi cháu đủ tuổi mới giao lại. Cháu hiện nay mới 16 tuổi.

Đến khi cô già yếu, bệnh tật cũng là tôi và vợ cùng nhau chăm sóc, coi cô như mẹ của mình. Khi cô mất có nói để lại ngôi nhà và tài sản đã tích lũy cho tôi, để sau này tôi thờ cúng. Thế nhưng đây cũng chỉ là lời nói chứ thời điểm đó tôi không suy nghĩ đến việc nhờ cô lập di chúc. Khi cô mất, 2 bác (là anh em ruột của cô, cũng là anh của bố tôi) lại đòi chia tài sản là căn nhà cô để lại và cũng là nơi vợ chồng tôi đang sống.

Chỗ tôi ở không có văn phòng công chứng, tôi giờ tuổi cũng cao, muốn lập di chúc để con cháu sau này không tranh chấp tài sản. Vậy tôi muốn lập di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện như thế nào?

Tôi hiện nay sức khỏe đã rất yếu, tôi muốn nhờ người đánh máy di chúc để lại tài sản cho cháu và nhờ con gái tôi làm chứng. Tôi muốn hỏi nếu để con tôi làm chứng thì có được không? Có cần điều kiện gì đối với di chúc không? Xin cảm ơn luật sư.

Xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này. Hai vợ chồng tôi lấy nhau năm 2018, được mẹ chồng cho một miếng đất ở Quận 7, sau đó chúng tôi xây nhà trên miếng đất đó bằng tiền của mình và đã đứng tên cả 2 vợ chồng trên sổ đỏ. Năm 2021, chồng tôi mất vì tai nạn giao thông không để lại di chúc. Tôi và con trai vẫn tiếp tục sống tại căn nhà chung của 2 vợ chồng. Giữa năm 2022, mẹ chồng tôi mất cũng không có di chúc; bố chồng tôi thì đã mất rất lâu.

Bà nội tôi mất năm 1992 để lại một căn nhà và vườn nhưng không có di chúc thừa kế. Ông nội tôi thì đã mất từ những năm 45. Ông bà có 3 người con, 1 trai, 2 gái và bố tôi là con cả. Sau khi bà mất, năm 93, bố tôi làm giấy ủy quyền cho tôi là cháu đích tôn được thừa kế, sử dụng nhà cửa vườn tược của bà nội để lại. Trong cuộc họp gia đình, hai cô em gái của bố cũng đồng ý nhưng không ký vào giấy ủy quyền.

Gia đình tôi có hai anh em, bố tôi là ông Hoàng Văn D, mẹ tôi là bà Lê Thúy N, tôi là anh. Bố mẹ tôi trong quá trình sinh sống có tạo lập được một căn nhà 70m2 ở Nghĩa Dũng cũ. Năm 1974, bố tôi mất, năm 2002, mẹ tôi mất, cả hai bố mẹ đều không để lại di chúc. Căn nhà 70m2 hai anh em chúng tôi cùng thống nhất là không chia để thờ cúng và tôi là người quản lý. Tuy nhiên chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng mà không soạn lại thành văn bản.

Ông tôi có hai người con trai là bố tôi và chú Tiến. Bà tôi đã mất từ năm 1945 sau khi sinh chú Tiến. Nhiều năm trước, bố tôi và chú đã ra ngoài ở riêng và đều được ông cho mỗi người một mảnh đất. Năm 2020 sức khỏe của ông yếu đi, ông đã nói với tôi việc ông viết di chúc để lại căn nhà ông đang ở cho bố tôi (căn nhà này bao gồm cả sân vườn phía trước rộng hơn 700m2) còn mảnh đất vườn phía sau (khoảng 400m2) cho chú Tiến.

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer