Tôi là người lao động làm việc theo HĐLĐ có xác định thời hạn là 2 năm tại 1 công ty sản xuất xi măng. Năm 2015, công ty cho tôi đi đào tạo ở Nhật Bản với Hợp đồng đào tạo có cam kết sau khi về nước phải ở lại làm việc cho công ty ít nhất 10 năm. Đến thời điểm về nước là năm 2017, tôi đã tiếp tục làm việc như đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, đến ngày 13/12/2019 tôi bị Giám đốc sa thải với lý do là đánh nhau với đồng nghiệp gây mất trật tự và thiệt hại đến tài sản của công ty. Nay họ bắt tôi phải bồi thường chi phí đào tạo. Vậy tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo khi bị sa thải không? Xin cảm ơn.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Theo quy định trên, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái quy định của pháp luật thì trách nhiệm đặt ra là phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo Điều 62 của BLLĐ 2012.

Trong trường hợp này, bạn có hành vi gây gổ đánh nhau với đồng nghiệp, gây thiệt hại đến tài sản của công ty. Do đó, công ty ra quyết định sa thải bạn mà không phải do bạn tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012. Do đó, bạn không phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty khi bị sa thải.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt, bạn đọc nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer