Bố chồng tôi đã mất được 3 năm, không để lại di chúc. Mẹ chồng tôi do tuổi già nên đã lẫn, bà không nhận thức được con cháu nữa. Chồng tôi là con duy nhất. Vậy nếu chồng tôi chết thì tôi có được hưởng di sản của gia đình nhà chồng hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!!!

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Luật Sao Việt. Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật có quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Do bố chồng mất không để lại di chúc nên di sản của bố chồng sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất là chồng bạn và mẹ chồng. Nhưng vì mẹ chồng đã mất năng lực hành vi nên chồng bạn trở thành người giám hộ cho mẹ,và toàn bộ tài sản cũng sẽ nằm trong quyền sử dụng của chồng bạn. (Quyền sở hữu thì chỉ có ½ di sản của bố chồng).

Bạn là con dâu nên không thuộc hàng thừa kế di sản của bố chồng.

Sau đó, nếu chồng bạn mất trước mẹ chồng (không để lại di chúc) thì tài sản của chồng bạn sẽ được chia cho bạn, con bạn (nếu có) và mẹ chồng, mỗi người được hưởng 1/3.

Nếu mẹ chồng mất trước chồng bạn, thì tổng di sản chồng bạn để  lại sẽ là toàn bộ tài sản của bố mẹ chồng + tài sản riêng của chồng. Lúc này bạn và con bạn (nếu có) sẽ được hưởng toàn bộ di sản đó.

Vì bạn không nói rõ đã có con hay chưa nên chúng tôi đưa ra những trường hợp như trên.

Trên đây là những giải đáp sơ bộ của Luật Sao Việt, để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 

E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer