Tôi là giáo viên (viên chức) của một trường trung học cơ sở, hợp đồng làm việc của tôi đến cuối năm nay thì hết hạn. Tuy nhiên, sắp tới gia đình tôi chuyển về quê sinh sống nên tôi muốn chấm dứt hợp đồng làm việc với trường học luôn bây giờ để thu xếp đồ đạc và việc gia đình. Xin hỏi nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do như vậy thì tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: khoản 4, 5, 6 Điều 29 Luật viên chức 2010

Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Các trường hợp viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc:

+ Trường hợp 1: Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn:

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

+ Trường hợp 2: Làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn:

Khi chưa hết thời hạn hợp đồng, viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Tương tự như trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn, viên chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết. Thời gian báo trước như sau:

+ Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e: thời hạn báo trước ít nhất 03 ngày

+ Đối với trường hợp d: tối thiểu 30 ngày

Như vậy, khi làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do bản thân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng theo điểm d nêu trên.

Khi đó nếu tuân thủ quy định về thời hạn báo trước, bạn sẽ được giải quyết thôi việc, nhận tiền trợ cấp thôi việc và các khoản trợ cấp khác (như trợ cấp thất nghiệp từ BHXH) trừ các trường hợp:

a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;

c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

Thủ tục giải quyết thôi việc cho viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Bước 1: Viên chức gửi văn bản thông báo cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết về việc chấm dứt hợp đồng làm việc

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer